Chỉ bán hàng Việt: Không “fair play”!

VOV.VN - Chúng ta cân nhắc khi dùng các khẩu hiệu: “Nói không với hàng của nước A, B” hay “Chúng tôi cam kết chỉ bán hàng Việt Nam”.

Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông xuất hiện những khẩu hiệu kiểu như “Nói không với hàng hóa của nước A, B, C (nào đó)…” hay “Chúng tôi cam kết chỉ bán hàng Việt Nam”…

Trong điều kiện hội nhập, khi nước ta đã tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, nói như vậy rất có thể vi phạm các cam kết quốc tế, chí ít cũng là thiếu công bằng quốc tế - hay như giới trẻ vẫn nói trong lĩnh vực thể thao, là không “fair play” chút nào. Thậm chí, rất có thể sẽ còn bị nước ngoài kiện, bắt lỗi.

Tiêu hủy hàng giả hàng nhái (Ảnh minh họa/Thời báo Ngân hàng)

Có lẽ, trước những bức xúc của dư luận về nhiều loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái và chứa chất độc hại có xuất xứ từ nước A, B, C liên tục xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, một số doanh nghiệp đã đưa ra khẩu hiệu kiểu tẩy chay rõ ràng như thế. Nhưng nói như vậy là không công bằng với các loại hàng hóa nhập khẩu chính thống và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quy định, nhất là đối với hàng hóa của một quốc gia cũng là thành viên Tổ chức thương mại Thế giới.

Từ một trường hợp ngõ như rất nhỏ mới thấy, còn rất nhiều người tiêu dùng, ngay cả các nhà doanh nghiệp và một số cán bộ quản lý của chúng ta cũng chưa hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít về các cam kết của Việt Nam khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Xin hãy nhớ rằng, cuộc vận động do Bộ Chính trị kêu gọi nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp và hàng hóa trong nước, cũng mang tên “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vâng, chỉ là ưu tiên mà thôi. Thế mới đúng lý, hợp tình.

Nước ta chính thức gia nhập WTO đến nay đã gần 7 năm (từ ngày 11/1/2007). Hàng hóa Việt Nam đã xuất khẩu nhiều hơn ra thị trường thế giới và hàng hóa nước ngoài cũng nhập khẩu về còn nhiều hơn thế. Cùng với việc thế giới biết nhiều hơn đến hàng hóa của Việt Nam thì người dân trong nước cũng biết và được sử dụng nhiều hơn các loại hàng hóa của nước ngoài ở ngay thị trường trong nước.

Đó chính là kết quả từng bước chúng ta thực hiện các cam kết đã đàm phán khi đề nghị được tham gia WTO, rằng mở cửa thị trường bán lẻ nội địa và thị trường hàng hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài (tất nhiên là với lộ trình ta đã đàm phán được). Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng các quyền ngang bằng và thậm chí còn hơn thế ở thị trường của các thành viên WTO (với một số thị trường của các thành viên đã gia nhập WTO lâu hơn).

Đặc biệt đối với lĩnh vực bán lẻ - một trong những lĩnh vực cam kết nhạy cảm của hầu hết các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, việc đàm phán được cân nhắc rất kykx. Thế nhưng, khi đã cam kết và đến thời điểm thực hiện cam kết, mọi quyền và nghĩa vụ đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc, công bằng và minh bạch.

Ở nước ta, một số ngành sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn nên đều muốn hưởng những ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước, song rất nhiều hình thức hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp đã bị loại bỏ khi gia nhập WTO. Có rất nhiều người đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất trong nước mà quên mất rằng điều đó sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của ta có thể rơi vào tình huống bị kiện bán phá giá hay bị kiện có trợ cấp của Nhà nước.

Nếu muốn có điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, chúng ta chỉ có thể triệt để tận dụng các cam kết có tính mở. Ví dụ như theo quy định, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào thị trường trong nước chỉ được mở một điểm bán lẻ, muốn mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải xin phép các cơ quan quản lý được quyền cân nhắc có cho phép hay không dựa trên nhu cầu kinh tế cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể.

Nhưng khi hàng hóa của một thành viên tổ chức quốc tế mà ta tham gia, như WTO chẳng hạn, nhập khẩu vào thị trường nội địa, sau khi làm đầy đủ nghĩa vụ về thuế quan (thuế tính bằng tiền) và phi thuế quan (các điều kiện về kỹ thuật, môi trường, kích cỡ…) theo quy định, hàng hóa đó có đủ quyền lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và bình đẳng về pháp lý đối với các loại hang hóa khác trên thị trường trong nước.

Vì thế, rất cần cân nhắc khi dùng các khẩu hiệu như: “Nói không với hàng của nước A, B, C” hay “Chúng tôi cam kết chỉ bán hàng Việt Nam”…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng giả đang sống khỏe hơn hàng thật
Hàng giả đang sống khỏe hơn hàng thật

(VOV) - Với tâm lý ham rẻ, sính ngoại còn phổ biến nên hàng giả, hàng nhái vẫn còn đất sống.

Hàng giả đang sống khỏe hơn hàng thật

Hàng giả đang sống khỏe hơn hàng thật

(VOV) - Với tâm lý ham rẻ, sính ngoại còn phổ biến nên hàng giả, hàng nhái vẫn còn đất sống.

Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam: Bắt giữ số lượng lớn hàng giả
Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam: Bắt giữ số lượng lớn hàng giả

(VOV) -Nguyễn Văn Hùng khai nhận, toàn bộ số hàng trên đều là hàng giả, lấy từ TP HCM đem về các vùng biển tiêu thụ

Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam: Bắt giữ số lượng lớn hàng giả

Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam: Bắt giữ số lượng lớn hàng giả

(VOV) -Nguyễn Văn Hùng khai nhận, toàn bộ số hàng trên đều là hàng giả, lấy từ TP HCM đem về các vùng biển tiêu thụ

Tập trung chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Tập trung chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Tập trung chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Tập trung chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.