Chính phủ bàn đến tình huống xấu nhất trong quan hệ kinh tế với TQ

VOV.VN - Các tình huống được tính đến là: Hạn chế ở biên giới và có thể đóng cửa các cửa khẩu, cao hơn là rút tổng thầu, không còn quan hệ kinh tế nữa.

Chiều nay (1/7), tại họp báo Chính phủ tháng 7, trả lời câu hỏi của báo chí về các giải pháp kinh tế ứng phó với diễn biến trên Biển Đông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, cho biết: “Chúng ta đã có chủ trương từ lâu về các giải pháp ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Với đường lối độc lập, tự chủ, Đảng, Nhà nước cố gắng trong các mối quan hệ bang giao không để quá lệ thuộc vào một nền kinh tế. Trung Quốc đã chính thức có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng ta rà soát, đánh giá lại thì thấy rằng, giải pháp chúng ta đã đưa ra cần phải làm nhanh hơn”.


Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, các giải pháp được Chính phủ tính đến ở các cấp độ: Tình huống xấu dự đoán có thể xảy ra là Trung Quốc hạn chế ở biên giới. Tình huống thứ 2 là có thể đóng cửa và cao hơn nữa có thể rút tổng thầu hay làm một cái gì đó không còn quan hệ với chúng ta về vấn đề kinh tế nữa.. “Trong các tình huống đó, tuy có ảnh hưởng nhưng không quá lớn đến mức chúng ta không giải quyết được. Hôm nay, trong phiên họp Chính phủ, nhiều lãnh đạo địa phương cũng phát biểu như vậy. Tình hình chung là ảnh hưởng nhưng không quá nghiêm trọng” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Trước đó, trong phần thông tin chung mở đầu cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: Trong phần giải pháp chung, Chính phủ có riêng một phần giải pháp để ứng phó tình hình kinh tế khi gặp khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, nếu hạn chế, đóng cửa hay có gì đó xấu hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: Hiện nay, các Bộ, ngành, DN phối hợp đưa ra giải pháp theo tinh thần mở rộng thị trường, không tập trung quá mức vào một thị trường để bị ảnh hưởng khi có tình huống xấu xảy ra. Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể.

Trong Nghị quyết phiên họp này, Chính phủ cũng tiếp tục khẳng định, đưa ra mục tiêu tiếp tục thực hiện chủ trương nhất quán từ trước tới nay của Đảng, Nhân dân, thống nhất, đồng thuận với Chính phủ để triển khai.

“Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981là vi phạm luật pháp quốc tế và ảnh hưởng tới quan hệ hữu nghị hai nước vốn đang tốt đẹp. Tình hình này tạo nên hệ quả không tốt, không chỉ với Việt Nam mà còn đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta tiếp tục kiên trì, kiên quyết có mặt ở trên vùng biển của mình. Điều đó khẳng định chủ quyền biển đảo của chúng ta. Chúng ta tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải, để bạn bè thế giới hiểu chính nghĩa của Việt Nam. Đến giờ này bạn bè quốc tế đa số ủng hộ và đánh giá sự kiềm chế của Việt Nam. Đánh giá cao sự kiên nhẫn, bảo vệ lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình. Họ cũng nhắc nhở rằng, Việt Nam đừng để bất kỳ sơ hở nào dẫn đến xung đột. Bởi thực tế, Trung Quốc đã dùng lời lẽ vu khống, vu cáo trắng trợn cho rằng chúng ta có hành vi quấy phá họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc bằng các Hiệp định thương mại tự do
Giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc bằng các Hiệp định thương mại tự do

VOV.VN -Lúc này, Trung Quốc không dễ gì đóng cửa thương mại với Việt Nam, ít nhất là ở góc độ chính thức và ở quy mô lớn.

Giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc bằng các Hiệp định thương mại tự do

Giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc bằng các Hiệp định thương mại tự do

VOV.VN -Lúc này, Trung Quốc không dễ gì đóng cửa thương mại với Việt Nam, ít nhất là ở góc độ chính thức và ở quy mô lớn.

Các đại biểu Quốc hội bàn cách không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
Các đại biểu Quốc hội bàn cách không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

VOV.VN -Việt Nam cần tăng cường hợp tác đa phương với nhiều nền kinh tế trên thế giới; tăng nội lực và cơ cấu lại sản xuất.

Các đại biểu Quốc hội bàn cách không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

Các đại biểu Quốc hội bàn cách không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

VOV.VN -Việt Nam cần tăng cường hợp tác đa phương với nhiều nền kinh tế trên thế giới; tăng nội lực và cơ cấu lại sản xuất.

Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết
Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết

VOV.VN -Các DN trong nước có nhiều tiềm lực, đây không phải là lúc chúng ta lại để cho người khác hưởng lợi.

Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết

Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết

VOV.VN -Các DN trong nước có nhiều tiềm lực, đây không phải là lúc chúng ta lại để cho người khác hưởng lợi.

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc
Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Người dân nước này vẫn giữ thói quen tiết kiệm, ngại chi tiêu, trong khi nợ xấu tăng cao vì giới chức địa phương và DN không ngừng đi vay

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Người dân nước này vẫn giữ thói quen tiết kiệm, ngại chi tiêu, trong khi nợ xấu tăng cao vì giới chức địa phương và DN không ngừng đi vay