Chợ sỉ bánh, mứt Tết lớn nhất TP.HCM: Khách nhộn nhịp, tiểu thương vẫn buồn rầu

Cuối tháng 1, không khí tại chợ Bình Tây và An Đông, nơi bán bánh kẹo, mứt Tết lớn nhất nhì của TP.HCM khá nhộn nhịp. Tuy lượng khách ra vào nhiều nhưng các tiểu thương vẫn chẳng thể vui.

"Chỉ dám nhập hàng cầm chừng"

Đầu giờ chiều các ngày 23 và 24/1, dù không phải là ngày cuối tuần nhưng lượng khách qua lại các quầy bánh kẹo, mứt Tết tại chợ Bình Tây và An Đông rộn ràng hơn. Theo ước tính của các tiểu thương, sức mua đã tăng từ 5-10% so với đầu tháng. Dẫu vậy, tình hình kinh doanh năm nay vẫn không được như mong đợi.

Hơn 50 năm gắn bó với sạp bánh kẹo tại chợ Bình Tây, bà Ứng Thị Hoa (70 tuổi) cho biết, năm nay khó khăn nhất, sức mua giảm chỉ còn 50%. Đoán trước tình hình mua bán khó khăn, bà Hoa cũng không dám trữ hàng như các năm trước.

“Bình thường vào dịp Tết, tôi nhập cả tấn bánh kẹo nhưng năm nay chỉ nhập cầm chừng tầm vài ba trăm ký, bán hết rồi lại nhập tiếp, mà cũng hồi hộp lắm”, bà kể.

Nói về chuyện “nghịch lý” khách đến chợ thì đông mà doanh thu vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, bà Hoa giải thích: “Đó chỉ là khách vãng lai, họ chỉ mua chút đỉnh, tầm nửa ký, 1 ký. Trong khi đó, mình bán chủ yếu là đơn hàng có số lượng lớn cho khách mối, mà tới thời điểm này các mối sỉ ở tỉnh vẫn chưa rục rịch gì. Ví dụ 10 mối thì mới chỉ có 5 người gọi mà mua cũng chỉ được 1/3 số lượng năm trước”.

Theo lời chủ sạp này, việc mua bán từ đầu năm đến giờ gồng lỗ là chính. Cho nên, dịp cuối năm là thời điểm bà kỳ vọng gỡ gạc lại vốn và kiếm chút đồng vô đồng ra để xài Tết. Dẫu doanh thu năm nay vẫn là ẩn số, nhưng bà Hoa vẫn không dám kỳ vọng tiền lời được 1/3 so với trước kia.

Chỉ vào sạp với 30 loại bánh mứt được trưng bày bắt mắt, chủ sạp Liên Phát ở chợ An Đông chia sẻ, giá cả các mặt hàng không thay đổi nhiều, rao bán giá từ 70.000-180.000 đồng/kg tùy loại. Chỉ riêng mứt mãng cầu có giá tăng đột biến, cao hơn 60.000 đồng/kg so với năm trước do nhu cầu cao nhưng nguồn cung ít.

“Hàng nào có giá đầu vào tăng chút đỉnh thì mình chịu lời ít một chút, không tăng giá để khách còn mua. Chứ kinh tế khó khăn, khách vào chợ cũng phải rảo một vòng, so đo, tính toán giá cả rồi mới mua. Mình mà bán nhích hơn sạp khác một chút là mất khách liền”, chị tâm sự.

Bài toán của sự thay đổi

Trước sự cạnh tranh của những sàn thương mại điện tử, các tiểu thương ở chợ sỉ truyền thống cũng dần thay đổi, mở rộng các kênh bán lẻ để tìm đầu ra cho hàng hóa.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng ban quản lý chợ An Đông - cho hay, mặt hàng bánh kẹo thì các tiểu thương ở chợ hầu như không livestream.

Tuy nhiên, các tiểu thương cũng có các kênh bán hàng trực tuyến khác như Zalo hoặc trang Facebook cá nhân. Họ chụp hình sản phẩm rồi chia sẻ ở các kênh đó hoặc kênh chung của chợ. Từ đó, cũng giúp thu hút nhiều khách hàng hơn.

Ngoài kênh bánh hàng trực tuyến, các chợ truyền thống cũng đẩy mạnh hoạt động thương mại kết hợp du lịch.

Theo thông tin từ đại diện Ban quản lý chợ Bình Tây, tuần vừa qua có ngày ngôi chợ này đón hơn 1.000 khách du lịch tới tham quan kết hợp mua sắm.

Sau khi dùng thử một số loại kẹo mứt tại quầy, ông Gerald, du khách Đức, nói: “Những người bán hàng cho tôi thử rất nhiều loại. Thú thật thì hầu hết chúng đều có ngọt hơn so với khẩu vị của người châu Âu. Tuy nhiên, tôi quyết định mua một ít vì những người bán hàng rất nhiệt tình, luôn tươi cười trò chuyện khiến tôi cảm thấy trải nghiệm này rất thú vị”.

Chị Kim Ngân (25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chọn chợ Bình Tây để chụp ảnh với áo dài cũng tiện ghé tham quan các mặt hàng bánh mứt Tết.

Chi cho hay đã lâu rồi không mua mứt vì không thích đồ ngọt nhưng khi thấy các quầy hàng bày trí bắt mắt đã kéo chị dừng lại để thử một vài món mứt trái cây. "Các loại mứt quen thì thấy không ngọt như trong ký ức của mình. Nhưng một số loại mứt có vị chua thanh như mứt mãng cầu, mứt me khá ngon nên mình cũng mua một ít về nhà”, chị cho hay.

Không chỉ mở rộng kênh bán hàng, các tiểu thương cũng chú trọng hơn về cách bày trí, đóng gói sản phẩm.

Chỉ với một vài phụ kiện trang trí như: cành đào, đồng tiền, bao lì xì đỏ,... chị Huỳnh Nguyễn Minh Khương, tiểu thương tại chợ Xóm Chiếu (quận 4) tạo nên một tháp bánh kẹo bắt mắt nhằm thu hút khách mua hàng.

“Mình phải chủ động học hỏi, nâng cao bản thân. Mình lên mạng thấy cái gì hay, cái gì đẹp thì mình học hỏi. Chịu khó thay đổi một chút, dù chỉ là cách đóng gói, nhưng người mua vẫn thích hơn”, chị Khương chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường giỏ quà Tết 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân
Thị trường giỏ quà Tết 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân

VOV.VN - Để kích cầu tiêu dùng dịp Tết, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị hàng hóa, có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá với nhiều mặt hàng. Dự kiến sức mua dịp Tết năm nay có thể tăng hơn 10%.

Thị trường giỏ quà Tết 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân

Thị trường giỏ quà Tết 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân

VOV.VN - Để kích cầu tiêu dùng dịp Tết, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị hàng hóa, có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá với nhiều mặt hàng. Dự kiến sức mua dịp Tết năm nay có thể tăng hơn 10%.

Hàng hóa phục vụ Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định
Hàng hóa phục vụ Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

VOV.VN - Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

Hàng hóa phục vụ Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Hàng hóa phục vụ Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

VOV.VN - Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiền Giang có gần 100.000 tấn trái cây đặc sản phục vụ Tết cổ truyền
Tiền Giang có gần 100.000 tấn trái cây đặc sản phục vụ Tết cổ truyền

VOV.VN - Hiện nay, vườn cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang rất xanh tốt, tỉ lệ đậu trái cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán.

Tiền Giang có gần 100.000 tấn trái cây đặc sản phục vụ Tết cổ truyền

Tiền Giang có gần 100.000 tấn trái cây đặc sản phục vụ Tết cổ truyền

VOV.VN - Hiện nay, vườn cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang rất xanh tốt, tỉ lệ đậu trái cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán.