Chủ động bám sát diễn biến thị trường, doanh nghiệp dệt may gia tăng đơn hàng

VOV.VN - Tín hiệu vui đến với các doanh nghiệp dệt may - ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi ngay từ đầu năm đã gia tăng đơn hàng hết quý II.

 

Xuất nhập khẩu đã trở thành điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. Theo Tổng Cục thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 114 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19,2%; nhập khẩu tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 4,7 tỷ USD. Tín hiệu vui đến với dệt may - ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng hết quý II.  

Ngay sau những ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), người lao động đã bắt tay vào sản xuất. Tại Tổng công ty May 10, hơn 12.000 lao động, cán bộ, công nhân viên hăng hái thi đua, với quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, đến thời điểm hiện nay, DN đã có hồi phục về lượng hàng có nghĩa là việc làm cho người lao động. “May 10 đang xây dựng kịch bản kế hoạch tăng trưởng năm 2024 từ 5% - 7% so với năm 2023, đây cũng là một kịch bản tương đối lạc quan so với tình hình thực tế hiện nay”, ông Việt nói.

Năm 2024, tổng cầu dệt may có xu hướng cải thiện so với năm 2023 nhưng vẫn còn nhiều bất định, phụ thuộc vào diễn biến thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, ngành vẫn phải đối diện nhiều thách thức khi căng thẳng địa chính trị, lạm phát vẫn còn tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng…

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhìn nhận, dệt may nhìn thấy nhiều yếu tố tích cực song áp lực về mặt chi phí và yếu tố bất định cũng tiềm ẩn. Có những yếu tố có thể đoán định như với thị trường Mỹ năm 2024 khả năng rất cao nhu cầu tiêu dùng sẽ quay trở lại trong 6 tháng cuối năm, người dân có thể tăng nhu cầu mua sắm. Tương tự với thị trường châu Âu, hy vọng là sẽ có những thay đổi lớn về mặt chính sách.

“Dự báo phải đến 2025 thị trường châu Âu mới dần hồi phục. Dự báo về mặt thị trường đến thời điểm hiện tại đang những tín hiệu tích cực, đặc biệt đối với ngành may xuất hiện rất rõ nét vào 6 tháng cuối năm. Với thị trường nguyên liệu hiện tại vẫn còn nhiều yếu tố”, ông Vương Đức Anh cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang nhận định, các đơn hàng trở lại gần đây cho thấy ngành dệt may đang tiếp tục phục hồi. Để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển trọng tâm dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn từ năm 2031 đến 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Năm 2024 Hiệp hội đang đưa ra kịch bản đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 44 - 45 tỷ USD trên cơ sở nhiều thị trường và đơn hàng đã quay lại. Dự báo, nước ta sẽ ký thêm một số Hiệp định thương mại với một số nước khác, đây là yếu tố mà tích cực khi sân chơi toàn cầu được mở ra toàn diện, ngành dệt may Việt Nam sẽ lan tỏa theo thị trường, theo Hiệp định thương mại”, ông Giang tin tưởng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực
Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới để chuyển số, chuyển đổi xanh. Đó là kỳ vọng của ban tổ chức triển Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT 2024) do Bộ Công Thương tổ chức. Triển lãm diễn ra từ ngày 28/2 đến 1/3.

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới để chuyển số, chuyển đổi xanh. Đó là kỳ vọng của ban tổ chức triển Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT 2024) do Bộ Công Thương tổ chức. Triển lãm diễn ra từ ngày 28/2 đến 1/3.

400 doanh nghiệp tham dự triển lãm quốc tế ngành dệt may Việt Nam
400 doanh nghiệp tham dự triển lãm quốc tế ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT). Triển lãm do Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM và diễn ra từ 28/2 đến 1/3.

400 doanh nghiệp tham dự triển lãm quốc tế ngành dệt may Việt Nam

400 doanh nghiệp tham dự triển lãm quốc tế ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT). Triển lãm do Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM và diễn ra từ 28/2 đến 1/3.

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống cũng như tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới.

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống cũng như tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới.