Chủ thuê đất trồng đinh lăng biến mất, nông dân Cù Lao Dung lao đao

VOV.VN - Chủ công ty thuê đất trồng đinh lăng biến mất khiến nhiều hộ nông dân Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng hết sức hoang mang, lo lắng.

Do cây mía nhiều thời điểm không cho hiệu quả kinh tế nên hàng chục hộ dân ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã cho một công ty thuê đất để trồng cây đinh lăng.

Thế nhưng, vừa triển khai được một thời gian thì chủ công ty đã đi mất khỏi địa phương không tin tức. Không những vậy, công ty này còn vay mượn, nợ công nhân và người dân hàng trăm triệu đồng chưa chi trả, khiến nhiều hộ nông dân hết sức hoang mang, lo lắng và bức xúc.

Trại nhân giống cây đinh lăng của công ty.

Anh Hà Tấn Đáng, ở ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1, là một trong nhiều hộ dân tại địa phương có đất cho công ty TNHH Y học cổ truyền Ánh Sáng phát triển tài năng thuê đất trồng cây đinh lăng - Công ty do ông Nguyễn Thanh Tâm làm chủ, có trụ sở tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Anh Đáng cho biết, vào đầu tháng 4 vừa qua, công ty này đến liên hệ thuê đất gia đình 10.000m2 để trồng đinh lăng làm dược liệu trong thời hạn 5 năm.

Theo hợp đồng thuê đất, tiền thuê đất năm đầu, công ty sẽ chi trả 3 triệu đồng/1000m2, từ năm thứ 2 đến năm thứ 5, giá đất thuê sẽ tăng lên 12 triệu đồng/1000m2/năm.

Anh Đáng cho biết thêm, không chỉ thuê đất trồng cây đinh lăng, công ty còn thuê vợ chồng anh chăm sóc cây trồng này. Tuy nhiên, từ lúc triển khai đến nay đã nhiều tháng, nhưng hai vợ chồng anh vẫn chưa nhận được đồng nào tiền làm công từ công ty, trong khi ông Nguyễn Thanh Tâm, chủ công ty cũng đã đi khỏi địa phương từ lâu.

Không chỉ mất tiền làm công, tiền cho công ty thuê đất cũng chưa biết có thu về được hay không, bởi theo hợp đồng, từ lúc giao đất đến 13 tháng sau, công ty mới thanh toán cho gia đình tiền thuê đất năm đầu.

“Công ty đinh lăng này người dân ở đây thấy cũng có lợi nhuận nên mới cho mướn đất, rồi lại làm thuê cho họ để kiếm thêm thu nhập. Gia đình, vợ con cũng làm được, thành thử mới cho họ mướn. Nhưng mà từ đó tới giờ họ chưa trả công gì hết”, anh Đáng buồn bã nói.

Rất ít cây đinh lăng còn sống.

Cùng chung cảnh ngộ anh Đáng là hộ của ông Đinh Văn Ổn, có nhà cách đó không xa. Ông Ổn tâm sự, nhiều năm nay, gia đình trồng mía không có lời, nên ông cũng có ý định chuyển đổi cây trồng sản xuất cho hiệu quả kinh tế hơn.

Sau đó, công ty TNHH Y học cổ truyền Ánh Sáng phát triển tài năng đến thỏa thuận thuê đất của gia đình để trồng cây đinh lăng. Sau khi nghe công ty tư vấn, ông quyết định cho thuê nhiều diện tích đất đang trồng mía của gia đình với hợp đồng tương tự như bà con xung quanh.

Không những vậy, ông Ổn còn hùn thêm ít vốn để trồng loại cây trồng này. Song nhiều tháng nay, ông không thể liên hệ được chủ công ty.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV, bên cạnh một số ít ỏi diện tích cây đinh lăng còn xanh tốt, phần lớn diện tích đã chết cây hoặc chưa được gieo trồng, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. Trong khi trụ sở công ty này xây dựng tại ấp Đoàn Văn Tố cũng bị bỏ hoang từ lâu, trại giống cây con thì xập xệ…

Ông Đáng buồn bã nhìn cây đinh lăng mà ông chăm sóc không biết sẽ như thế nào.

Ông Lý Văn Luyện, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Ân 1 cho biết, qua khảo sát, diện tích đất do công ty TNHH Y học cổ truyền Ánh Sáng phát triển tài năng thuê trồng cây đinh lăng tại địa phương đang triển khai dở dang với hơn 31ha của 26 hộ dân.

Trong quá trình thực hiện, công ty cũng đã có thuê 29 nhân công để làm đất với tiền công khoảng 139 triệu đồng, đến nay công ty chưa chi trả cho người làm thuê.

Bên cạnh đó, công ty cũng nợ tiền mặt của người dân lên đến hơn 90 triệu đồng và nợ nhiều tiền mướn phương tiện, cơ giới cày ải, xới đất, đào mương thoát nước… để trồng đinh lăng.

“Bước đầu, địa phương cũng đã mời dân lên tuyên truyền, giải thích rõ cho hộ dân, cho nên đến thời điểm này, các hộ không còn phát sinh nữa. Còn về việc yêu cầu của người dân về hủy bỏ hợp đồng, chúng tôi cũng khuyến nghị người dân đến tòa án, để tòa án có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời UBND xã cũng có làm báo cáo gửi về UBND huyện và các ngành liên quan để xin chỉ đạo cho địa phương thực hiện”, ông Luyện cho biết thêm.

Được biết, ngoài các hộ của xã Đại Ân 1, một số hộ dân khác trên địa bàn của huyện Cù Lao Dung cũng tham gia việc cho thuê đất trồng đinh lăng.

Không còn đất sản xuất vì đã trót cho công ty thuê, tiền làm công không được chi trả, nhiều hộ đã phải rời địa phương mưu sinh để tìm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Trong khi một số hộ, vẫn hằng ngày bám rẫy để chăm sóc những cây đinh lăng trong sự tuyệt vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Quảng Nam lao đao vì tiêu rớt giá, phải chuyển đổi giống
Nông dân Quảng Nam lao đao vì tiêu rớt giá, phải chuyển đổi giống

VOV.VN - Cây tiêu đem lại nguồn thu đáng kể cho người trồng tiêu huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, hiện giá tiêu giảm sâu khiến bà con lo lắng.

Nông dân Quảng Nam lao đao vì tiêu rớt giá, phải chuyển đổi giống

Nông dân Quảng Nam lao đao vì tiêu rớt giá, phải chuyển đổi giống

VOV.VN - Cây tiêu đem lại nguồn thu đáng kể cho người trồng tiêu huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, hiện giá tiêu giảm sâu khiến bà con lo lắng.

Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp
Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp

VOV.VN - Vụ mía 2019 nông dân tỉnh Gia Lai tiếp tục gặp khó khăn, khi khô hạn và bệnh hại khiến năng suất sụt giảm, giá mía nguyên liệu lại xuống thấp kỷ lục.

Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp

Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp

VOV.VN - Vụ mía 2019 nông dân tỉnh Gia Lai tiếp tục gặp khó khăn, khi khô hạn và bệnh hại khiến năng suất sụt giảm, giá mía nguyên liệu lại xuống thấp kỷ lục.

Ngư dân Quảng Ngãi lao đao vì không ai mua mực khô
Ngư dân Quảng Ngãi lao đao vì không ai mua mực khô

VOV.VN - Hàng ngàn tấn mực khô tồn đọng khiến ngư dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh khó khăn, “lo đứng lo ngồi”.

Ngư dân Quảng Ngãi lao đao vì không ai mua mực khô

Ngư dân Quảng Ngãi lao đao vì không ai mua mực khô

VOV.VN - Hàng ngàn tấn mực khô tồn đọng khiến ngư dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh khó khăn, “lo đứng lo ngồi”.