Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú: Không thể một người làm chưa tốt mà cả làng phải chịu

VOV.VN - Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú cho biết, chỉ 1 đơn vị có F0 là cả tỉnh quay về thực hiện 3 tại chỗ. Giờ ai làm tốt thì cứ để người ta làm, không thể một người làm chưa tốt mà cả làng phải chịu.

Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang, việc giá tôm rớt thảm hại những ngày qua là do các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đang bị đóng cửa, số DN thực hiện 3 tại chỗ lại rất ít, công suất cũng không bảo đảm. Công tác chống dịch hiện nay đang có nơi, có lúc “quá tả hoặc quá hữu”.

“Hiện có những nhà máy quản lý tốt nhưng trong tỉnh có 1 nhà máy bị ca F0 là cả tỉnh cách ly, giãn cách không thể sản xuất được. Ví dụ, Nhà máy của Minh Phú đang sản xuất 95% công suất tự nhiên có 1 người trong tỉnh nhiễm Covid 19 là DN lại phải quay về “3 tại chỗ”. Giờ ai làm tốt thì cứ để người ta làm, chứ không thể một người xấu mà cả làng chịu.” – ông Lê Văn Quang nói.

Nói về giá tôm, ông Lê Văn Quang so sánh: Thời điểm 4/7 loại tôm thẻ chân trắng 60 con/kg thì giá Minh Phú mua là 113.000 đồng/kg; còn 30/8 thu mua 89.000 đồng/kg, giảm 24.000 đồng/kg, tương ứng giảm 21,24%. Đây là giá Minh Phú mua  của đại lý, chênh so với mua của người nuôi là 5.000 – 10.000 đồng/kg. Tôi hỏi tại sao chênh nhiều thế, thì thương lái trả lời là giờ nhiều phí lắm nên chi phí cao. Với giá này người nuôi sẽ lỗ rất nặng, không thể thả tôm được. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao nhà máy sản xuất được càng tối đa càng tốt, khi đó giá tôm sẽ về được mức như 4/7 thậm chí cao hơn vì tôm thành phẩm ở nước ngoài đã cao hơn rất nhiều rồi” – ông Phú cho biết.

Trăn trở của chính DN mình, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú cho biết Nhà máy Minh Phú Cà Mau có 6.757 công nhân hiện tại 1.649 công nhân đi làm cho 3 tại chỗ. Nhà máy Hậu Giang 5.800 công nhân đi làm 1.300 công  nhân. Tổng chung 2 nhà máy đi làm được 23,88%. Hiện công ty đã thuê hết khách sạn, kể cả khách sạn 5 sao trên địa bàn cũng chỉ đủ chỗ cho 1.600 công nhân. Giải pháp là áp dụng 1 cung đường nhiều điểm đến. Công nhân ở nhà an toàn, khu dân cư xanh, nhà máy xanh, test thường xuyên, liên tục".

Doanh nghiệp “chết cứng” ở vùng giáp ranh

Một vấn đề nữa đang tắc ở những vùng giáp ranh khiến DN như Minh Phú không thể sản xuất được. Cụ thể, Nhà máy ở Hậu Giang nằm ở KCN Nam Sông Hậu thì đầu trên là Cần Thơ, đầu dưới là Sóc Trăng nên công nhân toàn ở Sóc Trăng, Cần Thơ và các tỉnh khác còn Hậu Giang cũng có nhưng không nhiều. Bây giờ cán bộ lãnh đạo, điều hành sản xuất nằm hết ở Cần Thơ để làm việc ở Nhà máy Hậu Giang nên giờ cách ly hết không thể sang tỉnh khác được. Nguyên cán bộ điều hành của chúng tôi ở lại nhà máy “3 tại chỗ” thì hết chỗ rồi còn đâu chỗ cho công nhân nữa. Công nhân của chúng tôi ở Sóc Trăng rất nhiều nhưng không thể đi qua địa phận giáp ranh giữa hai bên. Sóc Trăng một số xã như Kế Sách là vùng xanh nhưng không đi được sang Nhà máy Hậu Giang làm việc.

“Bây giờ phải có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh như thế nào để giải quyết vấn đề này không thì KCN Nam Sông Hậu “chết cứng” vì đa phần công nhân là ở những vùng khác” – ông Quang nhấn mạnh.

Đơn hàng nhiều, giá tăng mà không làm được, trong khi giá thu mua tôm rất thấp. "Rất khổ bà con nuôi tôm. Công nhân không đi làm không có lương, rất đói, rất khổ, khổ vô cùng! Bây giờ, cần có giải pháp cứu người công nhân. Sản xuất chỉ là một vấn đề, lo cuộc sống cho công nhân là vấn đề quan trọng hơn, vì người ta đói thì lại đi lung tung kiếm ăn dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao" - ông Quang lo lắng.

Theo ông Quang: “Cần có giải pháp để phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống cho người lao động. Không giải quyết được đời sống cho người lao động thì khó mà dập được dịch”.

Cùng cảnh ngộ, đại  diện IDI cho biết, cũng gặp tình trạng tương tự như Minh Phú. Vị đại diện IDI cho biết: Chúng tôi thực hiện 3 tại chỗ được gần 2 tháng, công nhân đạt 30% so với ngày bình thường. Công nhân đều được tiêm vaccine mũi 1. Vấn đề là công ty nằm giữa Đồng Tháp – Cần Thơ – An Giang nhưng không qua lại được. Đến nay đơn hàng đã chậm 2 tháng rồi. Giá cá tra đang tốt nhưng lại không thể di chuyển từ Đồng Tháp sang An Giang để thu mua cá được. IDI cũng mong muốn có sự phối hợp, giải quyết tình trạng này.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ làm văn bản kiến nghị xử lý vấn đề đi lại giữa các vùng giáp ranh như Minh Phú, IDI phản ánh, bởi không chế biến thì kho không trôi và ao sẽ tắc, kéo theo nhiều hệ luỵ khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách chống dịch thay đổi "nhanh, gấp" khiến DN trở tay không kịp
Chính sách chống dịch thay đổi "nhanh, gấp" khiến DN trở tay không kịp

VOV.VN - Chính quyền địa phương căn cứ bản đồ dịch tễ để xây dựng chính sách chống dịch phù hợp. Các địa phương thường đưa ra các chính sách rất nhanh, gấp khiến DN trở tay không kịp.

Chính sách chống dịch thay đổi "nhanh, gấp" khiến DN trở tay không kịp

Chính sách chống dịch thay đổi "nhanh, gấp" khiến DN trở tay không kịp

VOV.VN - Chính quyền địa phương căn cứ bản đồ dịch tễ để xây dựng chính sách chống dịch phù hợp. Các địa phương thường đưa ra các chính sách rất nhanh, gấp khiến DN trở tay không kịp.

Doanh nghiệp chủ động, sáng tạo để vượt qua khó khăn
Doanh nghiệp chủ động, sáng tạo để vượt qua khó khăn

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì sản xuất, là trụ đỡ cho nền kinh tế vượt qua đại dịch là yêu cầu cấp bách. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần có cách chống dịch sáng tạo, không quá cực đoan.

Doanh nghiệp chủ động, sáng tạo để vượt qua khó khăn

Doanh nghiệp chủ động, sáng tạo để vượt qua khó khăn

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì sản xuất, là trụ đỡ cho nền kinh tế vượt qua đại dịch là yêu cầu cấp bách. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần có cách chống dịch sáng tạo, không quá cực đoan.

Người dân tại 3 vùng giãn cách ở Hà Nội sẽ mua lương thực, thực phẩm thế nào?
Người dân tại 3 vùng giãn cách ở Hà Nội sẽ mua lương thực, thực phẩm thế nào?

VOV.VN - Sở Công Thương Hà Nội cam kết đảm bảo nguồn cung, điều phối cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.

Người dân tại 3 vùng giãn cách ở Hà Nội sẽ mua lương thực, thực phẩm thế nào?

Người dân tại 3 vùng giãn cách ở Hà Nội sẽ mua lương thực, thực phẩm thế nào?

VOV.VN - Sở Công Thương Hà Nội cam kết đảm bảo nguồn cung, điều phối cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.