Chuyện lạ: Nông dân bán mía lấy... đường

VOV.VN - Ngạc nhiên hơn là người trồng múa còn buộc phải bán đường ngay tại nhà máy lấy tiền với giá thấp hơn so với thị trường.

Các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai là vựa mía trọng điểm của cả nước với diện tích hơn 38.000ha. Năm nay, người trồng mía ở đây gặp nhiều khó khăn khi cả năng suất và giá mía đều giảm.

Không những vậy, hàng nghìn hộ dân còn khốn khổ khi bán mía cho Nhà máy đường Bình Định nhưng không được nhận tiền mà bị ép trả bằng đường. Điều lạ lùng là số đường này lại buộc phải bán ngay tại nhà máy với giá thấp hơn thị trường, khiến cho bà con chịu lỗ một khoản không nhỏ.

Trong niên vụ mía 2014 -2015, do những diễn biến thất thường của thời tiết, nắng nóng và khô hạn kéo dài, cây mía trong vùng Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai kém phát triển, dẫn dến năng suất giảm mạnh. Ông Lê Văn Bộ, ở thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, Thị xã An Khê cho biết, gia đình ông có hơn 20ha mía, nếu như những năm trước, năng suất bình quân là 70tấn/ha thì nay chỉ còn khoảng 50 tấn/ha.

Với giá mía cây hiện nay chỉ là 810 đồng/kg đối với mía 9 chữ đường, một ha mía gia đình ông chỉ thu về được hơn 40triệu đồng. Trong khi đó, tổng số tiền đầu tư, chăm sóc và công thu hoạch đã lên tới hơn 40triệu đồng/ha. Niên vụ mía này, gia đình ông Bộ coi như trắng tay.

“Năm nay tinh hình mía rất khó khăn, thời tiết nắng hạn kéo dài nên cây mía kém phát triển, khi có mưa đều thì đã bắt đầu vào vụ thu hoạch nên sản lượng mía năm nay rất thấp. Sản lượng năm nay chỉ được 50 tấn/ha”, ông Lê Văn Bộ nói.

Nhiều người dân ở xã Tú An bức xúc vì phải nhận đường thay tiền bán mía.
Không chỉ trắng tay vì năng suất và giá giảm, ông Bộ và nhiều bà con nông dân ở thị xã An Khê và các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai đang rất bức xúc vì khi bán mía cho nhà máy đường Bình Định, bị nhà máy ép nhận đường.

Ông Lê Huy Hồng, ở thôn Tú Thủy 1, xã Tú An, thị xã An Khê, có hơn 20ha mía cho biết, khi bán mía cho nhà máy đường Bình Định, ông bị ép nhận bằng đường với giá quy đổi là 11.100đồng/kg đường. Tuy nhiên, số đường này chỉ thể hiện trên giấy tờ, thực tế ông không nhận được bất kỳ kg đường nào. Muốn nhận được tiền, ông lại phải đồng ý bán đường ngay tại nhà máy với giá chỉ là 10.900đồng/kg, thấp hơn giá ban đầu 200đồng/kg. Như vậy, mỗi tấn ông mất đi 200.000đồng và mỗi ha mía là gần 1triệu đồng.

“Chặt mía xuống nhà máy đường Bình Định, khi lấy tiền nhà máy không chi trả tiền mà ép chúng tôi lấy đường, khi lấy đường lại bán trực tiếp ngay trong đấy chứ không phải là bán đâu cả, ra ngoài cổng nhà máy đường là lấy tiền. Năm nay theo tôi là một mùa mía đắng”, ông Lê Huy Hồng bức xúc.

Cùng chung bức xúc, ông Thiều Kim Chung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Minh Chung, đại diện cho 35 hộ dân với 250ha mía, ở thôn 4, xã An Thành, huyện Đắc Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết: “Rút cục là họ trả đường thay tiền mặt để ép người nông dân. Nhà máy xuất trả cho nông dân tính giá đường 11.100 đồng/kg nhưng lại có đầu mối thu mua lại với giá 10.900 đồng/kg, cuối cùng chỉ có người dân chịu thiệt”, ông Lê Huy Hồng thẳng thắn nói.

Hàng chục nghìn nông dân ở các huyện phía Đông và Nông Nam của tỉnh Gia Lai chỉ trông chờ vào nguồn thu duy nhất là cây mía. Bà con trong vùng bán mía cho 3 nhà máy đường là Nhà máy đường An Khê, Nhà máy đường Ayun Pa và Nhà máy đường Bình Định. Tuy nhiên, việc bán mía bị ép nhận đường chỉ xảy ra đối với những hộ dân bán mía cho Nhà máy đường Bình Định.

Thời điểm này đã cận Tết, để có tiền trang trải cho cuộc sống và chi phí cho Tết, nhiều hộ nông dân phải ngậm đắng, chấp nhận chịu thiệt. Khi mua mía, nhà máy lấy lý do không có tiền trả cho nông dân, nhưng chỉ cần nông dân chấp nhận chịu thiệt, nhận đường rồi bán lại thì được trả tiền ngay lập tức, nhiều nông dân không khỏi hồ nghi về sự gian lận trắng trợn, trục lợi bất chính của một số cá nhân.

Không những thế, hai niên vụ mía gần đây, nhà máy đường Bình Định thường xuyên chây ỳ khi thanh toán tiền mua mía của nông dân khiến hàng nghìn người ở các huyện phía đông của tỉnh Gia Lai kéo xuống trụ sở nhà máy tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để đòi nợ. Sự việc kéo dài nhiều tháng liền, gây mất ổn định an ninh trật tự.

Sau khi chính quyền hai tỉnh Bình Định và Gia Lai vào cuộc, sự việc mới được giải quyết. Niên vụ mía năm nay, nhà máy này lại có những hành vi khác gây thiệt hại cho nông dân, nhưng chưa thấy chính quyền và các ngành chức năng bênh vực quyền lợi của người trồng mía.  

Năm nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai đạt trên 38.000 ha, tăng gấp 10 lần so với năm 1999 – 2000. Mía đang dần trở thành cây trồng chủ lực.

Nhưng nếu không khắc phục được những yếu kém, không loại bỏ được những tiêu cực trong quan hệ giữa nhà máy và nông dân, ngành sản xuất này sẽ rạn vỡ. Cả nông dân trồng mía và các doanh nghiệp sản xuất đường sẽ không trụ được khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, thị trường đường mía Việt Nam mở cửa, miễn giảm thuế cho đường mía của một số nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!
Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

VOV.VN-Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

VOV.VN-Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ
Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Trước tình hình lũ đe dọa vùng mía nguyên liệu lớn nhất ở Hậu Giang, 4 nhà máy đường vừa vào vụ sớm ở ĐBSCL đang khẩn trương mua mía chạy lũ giúp dân.  

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Trước tình hình lũ đe dọa vùng mía nguyên liệu lớn nhất ở Hậu Giang, 4 nhà máy đường vừa vào vụ sớm ở ĐBSCL đang khẩn trương mua mía chạy lũ giúp dân.  

Trà Vinh: Công ty mía đường hỗ trợ dân giữ diện tích mía
Trà Vinh: Công ty mía đường hỗ trợ dân giữ diện tích mía

VOV.VN-Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn...

Trà Vinh: Công ty mía đường hỗ trợ dân giữ diện tích mía

Trà Vinh: Công ty mía đường hỗ trợ dân giữ diện tích mía

VOV.VN-Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn...

Bộ Công Thương sẽ làm gì để cứu ngành mía đường?
Bộ Công Thương sẽ làm gì để cứu ngành mía đường?

VOV.VN-Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ sẽ phối hợp ngành chức năng khác để tăng cường chống buôn lậu đường để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ làm gì để cứu ngành mía đường?

Bộ Công Thương sẽ làm gì để cứu ngành mía đường?

VOV.VN-Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ sẽ phối hợp ngành chức năng khác để tăng cường chống buôn lậu đường để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình
Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

VOV.VN -Câu chuyện nhập đường để chế biến đường của HAGL cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

VOV.VN -Câu chuyện nhập đường để chế biến đường của HAGL cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.