Cơ chế hoạt động của VAMC cần theo thông lệ thế giới
(VOV) -Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB "thành lập VAMC là bước đi rõ rệt nhất của Chính phủ Việt Nam về vấn đề nợ xấu".
“Việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ Việt Nam trong việc sử nợ nợ xấu. Nhiều nước gặp vấn đề nợ xấu cũng phải có công ty kiểu VAMC” - Ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định tại cuộc họp báo công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam diễn ra sáng nay (12/7).
“Tuy nhiên, khi thành lập VAMC cần kỹ lưỡng hơn xác định yếu tố hoạt động, khi triển khai Nghị định về VAMC cần áp dụng lớn nhất thông lệ thế giới”- đại diện WB nhấn mạnh.
Theo ông Deepak, Công ty VAMC thành lập là điều quan trọng để giải quyết nợ xấu nhưng phải có cải cách mang tính bổ sung cho VAMC như tạo cơ chế hoạt động độc lập và nguồn nhân lực đủ cho VAMC vận hành rồi cơ chế giám sát của Ngân hàng Nhà nước…
Ngoài ra, ông Deepak còn cho rằng, nợ xấu còn cần được giải quyết bằng các mũi nhọn khác như nâng cao năng lực Ngân hàng Nhà nước, xây dựng những quy định mới. Ví dụ, Luật phá sản giải quyết nợ xấu với mức chi phí hợp lý và nhanh chóng tránh tài sản bị mất và giá trị. Về cải cách DNNN, muốn thành công cần có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và tăng cường tính mính bạch… Cần phân loại doanh nghiệp sang các nhóm khác nhau, yêu cầu DNNN công khai tài chính…/.