Cơ giới hóa nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch để nâng chất lượng sản phẩm

VOV.VN - UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thực hiện Dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tỉnh năm 2025. Dự án sẽ giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, đa phần nông dân, xã viên hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu thường sản xuất theo phương thức truyền thống, sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình, quy định, không ghi chép… dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sức khoẻ, môi trường bị ảnh hưởng.

Dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tỉnh năm 2025 nhằm xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, dự án cơ giới hóa nông nghiệp, trong đó hỗ trợ các cơ sở sản xuất về máy móc, thiết bị nhằm bảo đảm thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, làm thay đổi tập tính canh tác thủ công.

 Cụ thể, dự án sẽ tập trung thực hiện các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật có điều khiển từ xa cho các loại cây trồng; mô hình nhà lưới, nhà màng polime và tích hợp kỹ thuật tưới tiên tiến, cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu canh tác, thu hoạch cho cây rau và hoa ngắn ngày; mô hình canh tác lúa thông minh; mô hình dây chuyền rửa phân loại, chiếu xạ, đóng gói sản phẩm trái cây đặc sản, chủ lực của tỉnh; mô hình chuồng kín, kết hợp cho ăn uống tự động và máy ép khô phân trong chăn nuôi ứng dụng điều khiển bằng công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông; các mô hình cơ giới, chế biến, bảo quản cho các cây trồng, vật nuôi và sản phẩm OCOP…

Ông Nguyễn Công Thép, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, một trong những đơn vị đã áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, hình thành sản phẩm OCOP từ năm 2022 cho biết, lúc đầu cũng khó khăn, do người nông dân làm truyền thống, không có ghi chép, quy trình rõ ràng… Hiện, đã làm theo OCOP phải có quy trình, đầu tư, có hướng dẫn của chính quyền, cơ quan chuyên môn về trồng trọt, phát triển nông thôn chứ không phải tuỳ tiện nữa. Từ đó khó khăn đã được điều chỉnh, so với trước thì sản xuất làm theo truyền thống.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá cả thị trường bấp bênh, người nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng
Giá cả thị trường bấp bênh, người nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

VOV.VN - Nhiều hộ nuôi cá lòng bè ở xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang gặp khó khăn vì sản lượng nuôi trồng giảm mạnh, giá cả thị trường bấp bênh. Ngành chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khuyến cáo, người dân cần phải làm tốt khâu lựa chọn con giống, đặc biệt là những giống thủy hải sản từ tỉnh ngoài nhập vào nhưng chưa được kiểm định.

Giá cả thị trường bấp bênh, người nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

Giá cả thị trường bấp bênh, người nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng

VOV.VN - Nhiều hộ nuôi cá lòng bè ở xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang gặp khó khăn vì sản lượng nuôi trồng giảm mạnh, giá cả thị trường bấp bênh. Ngành chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khuyến cáo, người dân cần phải làm tốt khâu lựa chọn con giống, đặc biệt là những giống thủy hải sản từ tỉnh ngoài nhập vào nhưng chưa được kiểm định.

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng nhãn trái vụ
Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng nhãn trái vụ

VOV.VN - Vụ nhãn chính vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu thường từ tháng 8 – tháng 9 dương lịch là thu hoạch, thời điểm này giá bán không cao vì thu hoạch rộ. Để tăng lợi nhuận, nhiều nông dân đã xử lý cho nhãn ra hoa trái vụ với giá bán khá cao, nông dân trúng đậm.

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng nhãn trái vụ

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng nhãn trái vụ

VOV.VN - Vụ nhãn chính vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu thường từ tháng 8 – tháng 9 dương lịch là thu hoạch, thời điểm này giá bán không cao vì thu hoạch rộ. Để tăng lợi nhuận, nhiều nông dân đã xử lý cho nhãn ra hoa trái vụ với giá bán khá cao, nông dân trúng đậm.