Cộng đồng doanh nghiệp có một “sân chơi” để cùng phát triển

VOV.VN - Trải qua 60 năm thành lập (27/4/1963 - 27/4/2003), VCCI đã và đang góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng DN, doanh nhân nói riêng và quá trình phát triển của đất nước nói chung.

Là cơ quan đại diện cho tiếng nói cho cộng đồng DN, thời gian qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (trước đây) và nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) luôn đồng hành, lắng nghe phản ánh của các DN. Từ đó, góp tiếng nói quan trọng của mình đến Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tháo gỡ khó khăn, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, cũng như thúc đẩy hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới cho doanh nghiệp Việt…

60 năm qua, từ 93 tổ chức hội viên đầu tiên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đến nay VCCI đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các quan điểm, chính sách và nền tảng pháp lý cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam. VCCI tham gia tích cực vào xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999, 2005), Luật Đầu tư (2005), các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá IX và khóa XII về kinh tế tư nhân; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07 "Về hội nhập kinh tế quốc tế"…

Để thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân, được Bộ Chính trị tin tưởng giao nhiệm vụ, năm 2011, Đảng đoàn VCCI đã chủ trì tham mưu xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09 về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. Đây cũng là Văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta về doanh nhân.

Cộng đồng DN đánh giá, VCCI trong những năm qua luôn giữ vững ngọn cờ đầu đồng hành cùng đội ngũ DN, doanh nhân. Cùng với đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bảo vệ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội DN Tuyên Quang cho rằng, trong hỗ trợ DN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với liên quan đến thể chế, chính sách, hoạt động sản xuất, kinh doanh,…VCCI từ trước đến nay đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.

“Gần như tất cả những cơ chế, chính sách, những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và sửa đổi, thay thế các DN đều được gửi các Dự thảo để lấy ý kiến tác động trực tiếp. Từ việc làm này đã phần nào cải thiện những vướng mắc, nhất là những văn bản quy định chồng chéo, mâu thuẫn” ông Thập nói.

Cùng với việc thúc đẩy về cải cách thể chế, VCCI đã tổ chức nghiên cứu và đề xuất, khuyến nghị các chủ trương, phương án đàm phán gia nhập WTO, FTA, CPTPP… cũng như các điều ước quốc tế, cùng nhiều chủ trương chính sách quan trọng khác của Đảng và Nhà nước. Điều này đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong nước.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc, Tổng Công ty CP May 10 đánh giá, VCCI là 1 sân chơi để cộng đồng DN cùng phát triển. Đồng thời, VCCI còn phát huy vai trò liên kết, kết nối, hướng dẫn, đào tạo trong các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá cho DN chinh phục các trường quốc tế… VCCI đã và đang có nhiều kiến nghị, đề suất đến Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đưa ra nhiều chính sách kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho DN. 

“Khi cần sự hỗ trợ của Chính phủ, tiếng nói của VCCI đại diện cho cộng đồng DN đã đến với Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc đưa ra những chính sách về tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực và những chính sách khác… nhằm hỗ trợ DN kịp thời vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Nhiều DN trong đó có May 10 đã được hưởng lợi nhiều từ những chính sách mới của Chính phủ thông qua đề xuất của VCCI”, ông Việt quả quyết.

Đồng hành cùng DN và đất nước, đến nay VCCI có mạng lưới hội viên rộng lớn toàn quốc với trên 200 hiệp hội DN và trên 200.000 DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, thành phần kinh tế. Đội ngũ doanh nhân cả nước hiện lên tới hàng triệu người, đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và nhu cầu của đất nước và xuất khẩu, tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Cộng đồng DN và doanh nhân ngày càng lớn mạnh đã đưa nền kinh tế Việt Nam nằm trong TOP40 thế giới về GDP, TOP20 về thương mại quốc tế…

Bước vào giai đoạn phát triển mới, VCCI đề ra 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và 3 đột phá chiến lược trong thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nhân, DN và củng cố, nâng cao năng lực, vai trò của VCCI. Trong đó tập trung xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, được ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ.

Theo khẳng định của Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, VCCI sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nhân, DN theo những chuẩn mực mới tập trung vào 3 đột phá về chính sách, văn hóa và chuyển đổi số. Hướng đến mục tiêu DN hiện đại, văn minh; kinh doanh lấy đạo đức văn hóa làm gốc và tạo dựng môi trường kinh doanh thật tốt cho DN phát triển.

Cộng đồng DN cũng mong muốn thời gian tới, với vai trò của mình, VCCI sẽ chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân cả về số lượng và chất lượng. Thúc đẩy xây dựng văn hoá kinh doanh nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hoá, đạo đức tiến bộ, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội. Hướng tới mục tiêu phát triển DN bền vững, vì lợi ích cho sự phát triển cho cộng đồng và xã hội và sự phồn vinh của đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VCCI nêu 6 giải pháp để doanh nghiệp, người lao động vượt khó khăn năm 2023
VCCI nêu 6 giải pháp để doanh nghiệp, người lao động vượt khó khăn năm 2023

VOV.VN - Dự báo cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập.

VCCI nêu 6 giải pháp để doanh nghiệp, người lao động vượt khó khăn năm 2023

VCCI nêu 6 giải pháp để doanh nghiệp, người lao động vượt khó khăn năm 2023

VOV.VN - Dự báo cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập.

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI cho rằng mức đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng là hợp lý. Về lâu dài cần nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI cho rằng mức đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng là hợp lý. Về lâu dài cần nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”
Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

VOV.VN - Chủ tịch VCCI đánh giá cao tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong dịch Covid-19 cũng như các kiến nghị thiết thực.

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

VOV.VN - Chủ tịch VCCI đánh giá cao tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong dịch Covid-19 cũng như các kiến nghị thiết thực.

Chủ tịch VCCI: EVFTA giúp “thức tỉnh” DN còn trong “vòng tay bảo hộ”
Chủ tịch VCCI: EVFTA giúp “thức tỉnh” DN còn trong “vòng tay bảo hộ”

VOV.VN - Hiệp định EVFTA đặt áp lực cạnh tranh cao sẽ phù hợp với những lĩnh vực sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, mở cửa và từ bỏ sự bảo hộ từ sớm.

Chủ tịch VCCI: EVFTA giúp “thức tỉnh” DN còn trong “vòng tay bảo hộ”

Chủ tịch VCCI: EVFTA giúp “thức tỉnh” DN còn trong “vòng tay bảo hộ”

VOV.VN - Hiệp định EVFTA đặt áp lực cạnh tranh cao sẽ phù hợp với những lĩnh vực sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, mở cửa và từ bỏ sự bảo hộ từ sớm.