Công nghiệp, đô thị và dịch vụ: "Bàn đạp” vững chắc cho phát triển Bình Dương

VOV.VN - Để trở thành một hiện tượng kinh tế công nghiệp của cả nước, là điểm sáng trong tứ giác kinh tế ở phía Nam, Bình Dương đã thực hiện nhiều chủ trương đột phá trong cải cách hành chính.

Ngay từ khi tách tỉnh vào năm 1997, Bình Dương đã chọn mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ để làm “bàn đạp” cho sự phát triển. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương giao Tổng công ty Becamex IDC – DN nhà nước lớn nhất tỉnh hợp tác với Tập đoàn Sembcorp Industrial Parks của Singapore để hình thành nên mô hình VSIP. Mô hình này được Trung ương đánh giá cao, đã và đang lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 

Nhiều sáng tạo trong phát triển kinh tế thị trường

Để trở thành một “hiện tượng” kinh tế công nghiệp của cả nước, là điểm sáng trong “tứ giác kinh tế” ở phía Nam, Bình Dương đã thực hiện nhiều chủ trương đột phá trong cải cách hành chính. Đây cũng là địa phương đầu tiên đề xuất xây dựng mô hình một cửa tại Việt Nam và sớm có mô hình Ban Quản lý Khu công nghiệp, đầu mối giải quyết tất cả giấy tờ cho DN.

Hiện nay, Bình Dương đang định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, thân thiện với môi trường dựa trên ba trụ cột cơ bản: Chính quyền kiến tạo - Nhân dân đồng hành - Doanh nghiệp hành động. Để làm được điều này, Bình Dương đang hình thành các khu công nghiệp xanh nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư “sạch”.

Trong quá trình phát triển Bình Dương vẫn còn nhiều "điểm nghẽn". Do đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện khung chính sách về khuyến khích xã hội hóa theo hướng rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách; điều chỉnh tăng biên chế cho tỉnh Bình Dương.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho rằng, định hướng XHCN hay xuất hiện tư tưởng “cào bằng” trong điều hành thông qua việc giao chỉ tiêu. Thế nhưng, ở mỗi vùng có những đặc điểm, đặc thù khác nhau nên cần ưu tiên, có cơ chế đặc thù để tạo thuận lợi cho phát triển.

“Bình Dương cùng với các tỉnh miền Đông Nam bộ sẽ quy hoạch vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ cho cả vùng. Vùng này có lợi thế về tiếp cận với quốc tế, lợi thế giao thông, vùng năng động sáng tạo, đóng góp ngân sách 45%, cho nên phải đầu tư cho vùng này những công trình, dự án lớn. Đầu tư cho vùng để đẩy những vùng có lợi thế so sánh để phát triển, trên cơ sở đó điều tiết cả nước”, ông Lợi nói.

Nghiên cứu, báo cáo Trung ương tháo gỡ vướng mắc 

Tại buổi làm việc với Bình Dương về tổng kết phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày 7/11, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả tích cực về sự phát triển kinh tế của Bình Dương, là điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bình Dương đã học hỏi mô hình từ Singapore nhưng vận dụng sáng tạo, phù hợp chứ không rập khuôn. Tỉnh có sự tham gia tích cực từ doanh nghiệp Nhà nước, đầu tàu là Tổng công ty Becamex IDC đã xây dựng hệ sinh thái Becamex, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế thị trường.

Những thành tựu to lớn của Bình Dương đã có những đóng góp không nhỏ góp phần hoàn thiện về lý luận và thực tiễn về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong 40 năm qua. Qua đó để Đảng hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng văn kiện cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, Đoàn công tác ghi nhận các ý kiến nghị của tỉnh và sẽ nghiên cứu, báo cáo Trung ương để có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới. “Những vấn trực tiếp liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, Đoàn công tác sẽ nghiên cứu và sẽ phối hợp báo cáo với các cấp thẩm quyền để giải quyết cho tốt, kịp thời. Đặc biệt là câu chuyện thể chế liên quan đến vai trò của Becamex trong thời gian tới, để làm sao trở thành nguồn lực giúp DN, giúp địa phương phát triển hiệu quả”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định

Cũng trong chuyến công tác ngày 7/11, Đoàn công tác (nhóm 2) đã khảo sát một số khu công nghiệp; tham quan Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC). Đoàn cũng đã khảo sát, tham quan hệ sinh thái của Tổng Công ty Becamex IDC.

Từ những định hướng đúng đắn, tính đến năm 2022, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh gấp hơn 117 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh giai đoạn 1997 - 2022 đạt 10,74%/năm.

Bình Dương cũng nằm trong top đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với gần 4.200 dự án, vốn đăng ký hơn 40 tỷ USD; hơn 64.970 DN trong nước với tổng vốn đăng ký 29,5 tỷ USD; 222 tổ hợp tác và 237 hợp tác xã. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cũng cao nhất nước. Địa phương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương và đứng thứ 3 về thu ngân sách nội địa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch tỉnh Bình Dương cần hướng đến sự bền vững
Quy hoạch tỉnh Bình Dương cần hướng đến sự bền vững

VOV.VN - Theo quy hoạch, đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đô thị thông minh, trở thành động lực phát triển của Vùng và cả nước. Để thực hiện được mục tiêu này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, Bình Dương cần phải nhìn nhận các "điểm nghẽn" và có giải pháp tháo gỡ.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương cần hướng đến sự bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Dương cần hướng đến sự bền vững

VOV.VN - Theo quy hoạch, đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đô thị thông minh, trở thành động lực phát triển của Vùng và cả nước. Để thực hiện được mục tiêu này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, Bình Dương cần phải nhìn nhận các "điểm nghẽn" và có giải pháp tháo gỡ.

Nhiều giải pháp “thức tỉnh” nghề truyền thống ở Bình Dương
Nhiều giải pháp “thức tỉnh” nghề truyền thống ở Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương đã nỗ lực “đánh thức” làng nghề truyền thống để bắt kịp với xu thế, không chỉ lưu giữ giá trị văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Nhiều giải pháp “thức tỉnh” nghề truyền thống ở Bình Dương

Nhiều giải pháp “thức tỉnh” nghề truyền thống ở Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương đã nỗ lực “đánh thức” làng nghề truyền thống để bắt kịp với xu thế, không chỉ lưu giữ giá trị văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM
Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Dương cũng đã mời các DN có mỏ và đang khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm cung ứng nguồn vật liệu.

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Dương cũng đã mời các DN có mỏ và đang khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm cung ứng nguồn vật liệu.

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”
Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

VOV.VN - Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

VOV.VN - Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.

Bình Dương đầu tư phát triển đa dạng hạ tầng giao thông kết nối vùng
Bình Dương đầu tư phát triển đa dạng hạ tầng giao thông kết nối vùng

VOV.VN - Để đưa Bình Dương ngày càng phát triển, địa phương này đang tập trung đầu tư đa dạng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên kết vùng.

Bình Dương đầu tư phát triển đa dạng hạ tầng giao thông kết nối vùng

Bình Dương đầu tư phát triển đa dạng hạ tầng giao thông kết nối vùng

VOV.VN - Để đưa Bình Dương ngày càng phát triển, địa phương này đang tập trung đầu tư đa dạng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên kết vùng.