Công nghiệp hỗ trợ chưa bắt kịp với làn sóng đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Tỷ lệ tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ của ngành điện tử, tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng,… mới đáp ứng được khoảng 15%; các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%.

Thời gian qua công nghiệp hỗ trợ trong nước liên tục được nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả, cắt giảm chí phí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành nhà cung ứng trực tiếp với các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và các tập đoàn đa quốc gia; tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Yếu và thiếu về quy mô nên chưa đủ năng lực cạnh tranh

Trước bối cảnh "làn sóng" đổ bộ của nhiều tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam đang diễn ra với quy mô lớn và rất nhanh, nhiều DN công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thực sự bắt kịp. Tỷ lệ tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành điện tử, tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng,… mới đáp ứng được khoảng 15%; các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%.

Đánh giá về thực trạng này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, mối lo hiện hữu khi kết nối giữa DN FDI và DN nội địa còn lỏng lẻo, hạn chế tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và tổ chức quản lý cũng như trình độ công nghệ của phần lớn các DN Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các DN đầu chuỗi.

“Hầu hết các DN công nghiệp hỗ trợ đều có quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu về giá và chất lượng cũng như tiến độ giao hàng. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do doanh nghiệp FDI cung cấp. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị lớn”, ãnh đạo Cục Công nghiệp nêu.

Những năm gần đây, các DN công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô cũng như chất lượng và lĩnh vực. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: Sản xuất linh kiện, phụ tùng; Sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày; Sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA), các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung và của Hà Nội nói riêng vẫn còn ở mức đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp nên giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

“Yếu tố này dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm rất thấp, nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Chỉ tính riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô ô vào khoảng 35 - 50 tỷ USD”, ông Nguyễn Vân đưa ra con số cụ thể.

Chia sẻ về thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay, ông Keisuke Tokunaga, Giám đốc khối Chiến lược kinh doanh Toyota Việt Nam cho rằng, lợi thế của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí nhân công thấp. Nhưng bất lợi khiến ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là do sản lượng thấp, nguồn nguyên liệu chất lượng cao chưa có, buộc phải nhập khẩu. Đặc biệt các DN nội địa còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, năng lực quản trị sản xuất cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cũng như chi phí và giao hàng.

“Toyota luôn mong muốn mở rộng mạng lưới, phát triển và nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp. Chính vì vậy, Toyota là một trong những doanh nghiệp có số lượng nhà cung cấp nội địa nhiều nhất tại Việt Nam, với số lượng 13 nhà cung cấp nội địa trên tổng số 59 nhà cung cấp. Toyota luôn nỗ lực theo định hướng của Chính phủ với mục tiêu không chỉ hợp tác kinh doanh, mà còn là hỗ trợ từng bước để các nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô trên toàn cầu”, ông Keisuke Tokunaga khẳng định.

Chính sách phải phù hợp để DN có thể hấp thụ được

Bộ Công Thương nhìn nhận, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn những khá nhiều tồn tại bất cập. Hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi, phổ biến, tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đến cộng đồng các DN còn thấp và chưa được thực hiện thường xuyên trên phạm vi rộng. Sự hiểu biết của một bộ phận DN về các quy định chính sách của Nhà nước còn hạn chế.

Trong phiên chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngành Công Thương, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, để đạt mục tiêu của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 đã đề ra, Bộ Công Thương cần phải hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm.

Trong đó, tăng cường phân bổ nguồn lực cả Trung ương, địa phương để tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ; phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, kể cả đối với DN để có thể thực hiện chính sách thuận lợi; bố trí đủ nguồn lực cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025 và tiếp tục triển khai Chương trình ở giai đoạn tiếp theo.

“Muốn giành lại thị phần cho DN hỗ trợ trong nước, điều quan trọng là phải rà soát lại hệ thống pháp luật để làm sao cơ chế, chính sách Nhà nước ban hành ra phải đi vào cuộc sống, DN nội địa có thể hấp thụ được, thông qua đó mà lớn lên. Các địa phương cũng phải dành những điều kiện thuận lợi nhất trong điều kiện có thể để giúp cho các DN có được mặt bằng, hạ tầng, sự giúp đỡ về nguồn vốn hoặc đào tạo tạo nguồn nhân lực...”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề cập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Boeing mở cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia chuỗi linh kiện hàng không
Boeing mở cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia chuỗi linh kiện hàng không

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, thiết bị ngành công nghiệp hàng không vũ trụ toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

Boeing mở cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia chuỗi linh kiện hàng không

Boeing mở cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia chuỗi linh kiện hàng không

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, thiết bị ngành công nghiệp hàng không vũ trụ toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ đang bứt phá để có bước chuyển mình tích cực
Công nghiệp hỗ trợ đang bứt phá để có bước chuyển mình tích cực

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đang ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo từ đó tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ đang bứt phá để có bước chuyển mình tích cực

Công nghiệp hỗ trợ đang bứt phá để có bước chuyển mình tích cực

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đang ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo từ đó tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực bứt phá
Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực bứt phá

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang cần tăng cường nguồn lực, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực bứt phá

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực bứt phá

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang cần tăng cường nguồn lực, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.