Đà Nẵng có Nghị quyết ưu đãi ra đời 4 năm chưa doanh nghiệp nào tiếp cận được

VOV.VN - Năm 2018, HĐND TP. Đà Nẵng ban hành Nghị quyết về Quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Theo đó, mỗi năm Đà Nẵng dành 50 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, 4 năm trôi qua, chưa doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn này.

Vấn đề này được mổ xẻ tại phiên thảo luận Kỳ họp cuối năm HĐND thành phố Đà Nẵng.  

Đại biểu Vũ Quang Hùng, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho rằng, thành phố Đà Nẵng năm thứ 2 liên tiếp xếp hạng nhất cả nước về chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số); năm thứ 3 liên tiếp đạt giải nhất về “Thành phố thông minh Việt Nam”; xếp hạng 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính (tăng 3 bậc so với công bố trong năm 2021). Vì vậy, năm 2023, thành phố Đà Nẵng cần bám sát Đề án Chuyển đổi số để thực hiện hàng năm, từng giai đoạn.

Theo ông Vũ Quang Hùng, cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, giải pháp, tiếp cận và chuyển giao công nghệ.

"Hiện nay, các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng đã nhận thức được chuyển đổi số để phát triển là nhiệm vụ sống còn. Tuy nhiên khi thực hiện họ gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn nhân lực, nguồn vốn, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy, Ban Quản lý chúng tôi phải tìm kiếm các giải pháp (kết nối, xây dựng chính sách hỗ trợ từ thành phố, từ doanh nghiệp, từ các trường đại học, viện nghiên cứu) để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất".

Đại biểu Nguyễn Thanh Phúc phân tích: Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung. Đó là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì thế, UBND thành phố cần nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu, cụ thể hóa vào trong phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. Đồng thời, định hướng trong việc xây dựng kế hoạch, cơ sở hạ tầng để chủ động đáp ứng trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế.

Các Đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện Đề án theo chỉ đạo của Chính phủ, làm việc với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của các trung tâm tài chính trên thế giới; đánh giá khả năng thu hút đầu tư khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại theo mô hình đô thị thông minh, đột phá là hạ tầng giao thông kết nối trong nước, quốc tế và hạ tầng chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao. Khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Tiên Sa, xây dựng Cảng biển Liên Chiểu và các hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, tạo sự năng động về kinh tế gắn với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc gia, quốc tế.

Đại biểu Trần Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng đề xuất nhiều giải pháp xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm Logistics của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Theo ông Trần Lê Tuấn, ngành logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Thành phố Đà Nẵng cũng tiếp tục xác định logistics là một ngành quan trọng, tác động lớn đến tăng trưởng của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong quá phát triển thành phố trở thành trung tâm của nhiều ngành, lĩnh vực.

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, phát triển các trung tâm logistics, hình thành những doanh nghiệp lớn về logictics. Về môi trường hệ sinh thái logistics, ông Trần Lê Tuấn cho rằng, cần sớm thành lập trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, Trung tâm logistics cấp quốc gia để tăng sức cạnh tranh.

“Cần đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả hơn, thực chất hơn công cuộc chuyển đối số của Đà Nẵng, xây dựng môi trường số, hạ tầng số, triển khai chi tiết nhiều mô hình để có thể chuyển đổi số trong tất cả các ngành lĩnh vực, địa bàn, đặc biệt, cần tập trung hỗ trợ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ tiếp cận được công nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu suất”, ông Trần Lê Tuấn nói.

Bà Phan Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng nêu ý kiến: Về chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 149 của HĐND thành phố Đà Nẵng có hiệu lực từ ngày 1/8/2018. Mỗi năm thành phố bố trí 50 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa một doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn này. Hiện, UBND thành phố trình tại kỳ họp lần này theo hướng sửa đổi Nghị quyết, thời gian hỗ trợ lãi suất là không quá 5 năm, mức hỗ trợ lãi suất không quá 3% mỗi năm. Số tiền hỗ trợ lãi suất không quá 2 tỷ đồng mỗi dự án, dự kiến bố trí 100 tỷ đồng mỗi năm cho việc hỗ trợ lãi suất.

Theo bà Phan Tuyết Nhung, Tờ trình dự thảo Nghị quyết lần này mở rộng danh mục ngành nghề và đơn giản hóa các điều kiện thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp tiếp cận: “Tiếp tục nghiên cứu lựa chọn những dự án trọng điểm có tính chất lan tỏa để xây dựng chính sách ưu tiên và hỗ trợ tập trung đảm bảo đủ sức hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp cũng như cho sự phát triển thành phố, báo cáo HĐND thành phố xem xét quyết định bổ sung vào kỳ họp giữa năm 2023”.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng khẳng định, Nghị quyết 149 của HĐND thành phố là Nghị quyết rất riêng của thành phố đã 4 năm triển khai nhưng chưa phát huy hiệu quả. Do đó, cần làm rõ nguyên nhân, vì số tiền ưu đãi quá ít hay thủ tục quá khó, chưa thực sự hấp dẫn, trong khi doanh nghiệp rất khó khăn nhưng vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn này.

Theo ông Lương Nguyễn Minh Triết, Nghị quyết sửa đổi sắp tới sẽ mở rộng đối tượng cho vay lên đến 38 ngành nghề lĩnh vực, lãi suất ưu đãi cũng cao hơn: “Mở rộng hơn nữa, ưu tiên hơn nữa để thực sự có trọng tâm đột phá mà doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thừa hưởng chính sách đặc thù từ Nghị quyết này để có nguồn lực, thực sự có sự hỗ trợ để có sự phục hồi và phát triển trong giai đoạn sắp tới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

VOV.VN - Năm 2022, thành phố Đà Nẵng xây dựng 3 kịch bản trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kịch bản thấp nhất là tăng từ 4% - 5%; kịch bản thứ hai là tăng từ 6 - 7%; kịch bản thứ 3 là trên 7%.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 5-6%

VOV.VN - Năm 2022, thành phố Đà Nẵng xây dựng 3 kịch bản trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, kịch bản thấp nhất là tăng từ 4% - 5%; kịch bản thứ hai là tăng từ 6 - 7%; kịch bản thứ 3 là trên 7%.

Tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong EVFTA còn rất thấp
Tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong EVFTA còn rất thấp

VOV.VN - Phần lớn các DN vẫn chưa hiểu hết những lợi ích cũng như chưa đáp ứng được quy định chứng nhận xuất xứ, nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

Tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong EVFTA còn rất thấp

Tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong EVFTA còn rất thấp

VOV.VN - Phần lớn các DN vẫn chưa hiểu hết những lợi ích cũng như chưa đáp ứng được quy định chứng nhận xuất xứ, nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

“Văn hóa doanh nghiệp - điểm tựa phục hồi kinh tế sau đại dịch”
“Văn hóa doanh nghiệp - điểm tựa phục hồi kinh tế sau đại dịch”

VOV.VN - PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở thành một tất yếu, một xu thế khách quan của xã hội hiện đại. 

“Văn hóa doanh nghiệp - điểm tựa phục hồi kinh tế sau đại dịch”

“Văn hóa doanh nghiệp - điểm tựa phục hồi kinh tế sau đại dịch”

VOV.VN - PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở thành một tất yếu, một xu thế khách quan của xã hội hiện đại.