Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau “truy” nguyên nhân tụt 26 bậc chỉ số PCI

VOV.VN - Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Cà Mau Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Sơn Ca chất vấn, nguyên nhân chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau giảm sâu, xếp 58/63 tỉnh thành cả nước.

Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết, kết quả xếp hạng PCI năm 2022 của tỉnh Cà Mau tụt 26 bậc là rất bất ngờ. Thời gian qua, tỉnh luôn đẩy mạnh cải cách hành chính, kết quả đạt khả quan. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trọng như: chi phí không chính thức bị đánh giá xếp thứ 62/63 tỉnh thành cả nước; tính năng động và tiên phong chính quyền xếp 61/63 cả nước.

Ông Thánh cho rằng, rất khó xác định nguyên nhân, tại sao thứ hạng PCI của tỉnh bị sụt giảm sâu như vậy. Tuy nhiên, từ góc nhìn của VCCI, doanh nghiệp đánh giá không cao môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước và con người thực hiện nhiệm vụ của tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, cách tính điểm của VCCI có thay đổi, các chỉ số tỉnh bị đánh giá thấp thì tăng tỷ lệ phần trăm tính điểm, còn một số chỉ số được đánh giá cao trước đây lại bị giảm tỷ lệ phần trăm tính điểm. Ngoài ra, vấn đề vị trí địa lý, đầu tư hạ tầng tốn kém, tiếp cận đất đai khó khăn, quy hoạch sử dụng đất chậm cũng dẫn đến điểm số giảm.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau đề nghị làm rõ, nguyên nhân cụ thể đến từ đâu, chỉ rõ hạn chế ở chỗ nào để khắc phục. Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Cà Mau cho biết, thông tin VCCI công bố có giới hạn, khó tiếp cận cụ thể. Ông Hải nêu rõ, chi phí không chính thức thực chất là “tham nhũng vặt” và đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan phải làm rõ, chi phí không chính thức xảy ra ở lĩnh vực nào, khu vực nào để khắc phục.

Trả lời nội dung chất vấn, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhận trách nhiệm về vấn đề tính năng động của chính quyền và thừa nhận, còn hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức vòi vĩnh. Về giải pháp, ông Việt cho biết, UBND tỉnh sẽ quy trách nhiệm nâng cao các chỉ số PCI cho người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục; hàng tuần lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức gặp doanh nghiệp để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn; Sẽ xử lý nghiêm việc né tránh trách nhiệm, nhũng nhiễu doanh nghiệp nếu phát hiện.

Chỉ số PCI của tỉnh Cà Mau năm 2022 đạt 61,6 điểm (giảm 3,14 điểm), xếp thứ 58/63 tỉnh thành trong cả nước, xếp thứ 12/13 trong vùng ĐBSCL. Đối sánh với năm 2021, tỉnh Cà Mau giảm 26 bậc trên bảng PCI cả nước, giảm 5 bậc trong vùng ĐBSCL.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI
Lạng Sơn bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI

VOV.VN - Lạng Sơn cần tập trung cải thiện các chỉ số thành phần bị giảm điểm và nâng cao hơn các chỉ số tăng điểm trong năm 2022 bằng cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư theo hướng chuyển đổi số…

Lạng Sơn bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI

Lạng Sơn bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI

VOV.VN - Lạng Sơn cần tập trung cải thiện các chỉ số thành phần bị giảm điểm và nâng cao hơn các chỉ số tăng điểm trong năm 2022 bằng cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư theo hướng chuyển đổi số…

PCI ở các tỉnh Tây Bắc và những thách thức
PCI ở các tỉnh Tây Bắc và những thách thức

VOV.VN - Dù điểm số PCI thay đổi không quá lớn trong năm qua nhưng đã thể hiện những nỗ lực không nhỏ của chính quyền các địa phương nơi đây.

PCI ở các tỉnh Tây Bắc và những thách thức

PCI ở các tỉnh Tây Bắc và những thách thức

VOV.VN - Dù điểm số PCI thay đổi không quá lớn trong năm qua nhưng đã thể hiện những nỗ lực không nhỏ của chính quyền các địa phương nơi đây.

PCI 2022 - Thước đo “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế” cấp tỉnh
PCI 2022 - Thước đo “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế” cấp tỉnh

VOV.VN - Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2022, nhiều “đầu tàu” kinh tế tụt hạng, nhưng một số địa phương đã bứt phá mạnh mẽ trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh.

PCI 2022 - Thước đo “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế” cấp tỉnh

PCI 2022 - Thước đo “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế” cấp tỉnh

VOV.VN - Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2022, nhiều “đầu tàu” kinh tế tụt hạng, nhưng một số địa phương đã bứt phá mạnh mẽ trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh.