Đắk Nông: Chồng lấn quy hoạch bô xít cản trở phát triển kinh tế

VOV.VN - Giảm thu ngân sách, vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công, quy hoạch bô xít chồng chéo ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Đây là những vấn đề nổi cộm được đưa ra đánh giá, thảo luận tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông khoá IV, khai mạc hôm nay (5/7).

6 tháng qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Đắk Nông đạt 5,23%, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch đề ra là 7,5%. Thu ngân sách chỉ đạt khoảng 1.550 tỷ đồng, giảm đến 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42% dự toán địa phương.

Khó khăn bủa vây Đắk Nông khi việc giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh chậm, tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia nhiều gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách. Trong khi đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm trễ, quy hoạch bô xít tác động quá lớn đến phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Nông, có đến 1062 dự án có nhu cầu sử dụng đất phục vụ các công trình có diện tích chồng lấn với quy hoạch bô xít, diện tích lên đến gần 6.700ha. Điều này dẫn đến hầu hết các đề xuất chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phải tạm dừng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư.

Vấn đề chồng lấn quy hoạch bô xít được nhiều đại biểu HĐND đề nghị làm rõ và kiến nghị trung ương có những giải pháp tháo gỡ. Đại biểu Nguyễn Thị Vinh, Đoàn đại biểu HĐND huyện Đắk R’Lấp nêu ý kiến: “Quy hoạch liên quan đến khoáng sản bô xít trên địa bàn tỉnh quy hoạch quá rộng, quá bao trùm. Người dân, không đầu tư sản xuất được, đồng thời không được cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân, rất là khó khăn. Tôi cũng mong muốn HĐND, UBND tỉnh xem xét nghiên cứu trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch bô xít theo hướng tập trung, trọng điểm, để tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các dự án.”

Ông Lưu Văn Trung, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông cho rằng, 6 tháng qua có rất nhiều khó khăn, thách thức, bất lợi cho phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Do đó, ông Trung đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh cần thảo luận, làm rõ các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Lưu Văn Trung cho biết: “Việc giải ngân vốn đầu tư công gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Chúng ta phải phân tích rõ, việc giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài vướng vì bô xít là khách quan thì còn vướng chủ quan gì nữa không. Nếu không đánh giá, không làm rõ được những vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời thì sẽ không giải ngân được vốn 3 chương trình này theo mục tiêu. Mà không giải ngân được thì sang năm sẽ bị trung ương cắt vốn”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Lâm Đồng vì ảnh hưởng rừng
Điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Lâm Đồng vì ảnh hưởng rừng

VOV.VN -   Sở NN-PTNT Lâm Đồng vừa có văn bản kiến nghị xem xét, điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít trên địa bàn vì ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất có rừng.

Điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Lâm Đồng vì ảnh hưởng rừng

Điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Lâm Đồng vì ảnh hưởng rừng

VOV.VN -   Sở NN-PTNT Lâm Đồng vừa có văn bản kiến nghị xem xét, điều chỉnh quy hoạch khai thác quặng bô-xít trên địa bàn vì ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất có rừng.

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?
Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

VOV.VN - Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…NQ 36/2018 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững.

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

VOV.VN - Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…NQ 36/2018 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với cải cách thể chế quyết liệt
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với cải cách thể chế quyết liệt

VOV.VN - Một trong những giải pháp quan trọng để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay, đó là cần phải đẩy mạnh việc cải cách thể chế, xoá bỏ những rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình phát triển.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với cải cách thể chế quyết liệt

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với cải cách thể chế quyết liệt

VOV.VN - Một trong những giải pháp quan trọng để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay, đó là cần phải đẩy mạnh việc cải cách thể chế, xoá bỏ những rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình phát triển.