Đắk Nông phát triển kinh tế hợp tác xã

VOV.VN - Sau 10 năm thi hành Luật hợp tác xã, các hợp tác xã ở tỉnh Đắk Nông đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thay đổi bộ mặt nông thôn địa phương.

Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển được 230 hợp tác xã, với hơn 18.000 thành viên. Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Nông, các hợp tác xã đã chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật hợp tác xã 2012 đều có bước chuyển biến mới, ngày càng mở rộng và phát triển, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Năm 2021, doanh thu trung bình của các hợp tác xã ở Đắk Nông đạt gần 1,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 4000 lao động với mức thu nhập bình quân 70 triệu đồng/người.

Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, các hợp tác xã đang là trọng tâm trong định hướng xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, liên kết tập hợp nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị. Tỉnh đã hình thành 8 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã có 12 sản phẩm của các hợp tác xã đạt tiêu chuẩn 3-4 sao trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), được xuất khẩu tới thị trường khó tính như Châu Âu.

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: “Giai đoạn 2021 – 2030 tỉnh định hướng phát triển từ kinh tế trang trại đến tổ hợp tác và xây dựng các hợp tác phát triển bền vững, gắn với thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý và phải xác định được mã số vùng trồng, đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo các tiêu chí về nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn”.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13 và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã tăng cả về số lượng, chất lượng, bước đầu hình thành một số mô hình HTX hoạt động có hiệu quả; nhất là loại hình hợp tác xã nông nghiệp (có 28 HTX sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm), mang lại hiệu quả, thu nhập, lợi ích cho các thành viên, góp phần nâng cao phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến hết năm 2021:

Về tổ hợp tác (THT): Dự kiến đến 31/12/2021 có 230 tổ, tăng 30 THT so với năm 2004 (200 THT); doanh thu trung bình của mỗi THT đạt 220 triệu đồng/năm tăng hơn 100 triệu đồng/năm so với năm 2004; lợi nhuận trung bình của mỗi THT đạt 75 triệu đồng/năm tăng hơn 25 triệu đồng so với năm 2004; thu nhập bình quân của tổ viên ước đạt khoảng 23,5 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên ước đạt khoảng 22 triệu đồng/năm.

Về hợp tác xã (HTX): Dự kiến đến 31/12/2021 có 230 HTX , tăng 178 HTX so với năm 2004 (52 HTX); tổng số thành viên của HTX là 18.600 thành viên (chủ yếu tập trung ở HTX hoạt động trong lĩnh vực Điện là 5.480 thành viên và 03 Quỹ Tín dụng nhân dân có 3.374 thành viên); bình quân: 81 thành viên/HTX, tăng 14.560 thành viên so với năm 2004; có 3.800 lao động thường xuyên trong HTX, tăng 2.980 lao động so với thời điểm 31/12/2004; doanh thu bình quân của 01 HTX dự kiến năm 2021 đạt 1.450 triệu đồng/năm, tăng 950 triệu đồng so với năm 2004; thu nhập bình quân của 01 HTX dự kiến năm 2021 đạt 850-900 triệu đồng/năm, tăng 650 triệu đồng so với năm 2004; thu nhập bình quân của 01 lao động thường xuyên trong HTX năm 2021 ước đạt 70 triệu đồng/năm, tăng 45 triệu đồng so với năm 2004; vốn điều lệ bình quân của HTX là 1.050 triệu đồng, tài sản bình quân của HTX là  2.459 triệu đồng.

Về Liên hiệp hợp tác xã (LHHTX): Tổng số LHHTX nông nghiệp đến 31/12/2021 là: 03 LHHTX, tăng 03 LHHTX so với năm 2004. Tổng số thành viên là 20 HTX (năm 2018 thành lập 01 LHHTX, năm 2019 thành lập 02 LHHTX). Các LHHTX ra đời nhằm tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra tập trung cho các HTX thành viên, phù hợp với xu thế liên kết sản xuất kinh doanh và tạo ra sức mạnh tổng hợp, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, hướng tới tinh chế sản phẩm và xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích lớn hơn cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên, do mới thành lập, các LHHTX đang tập trung củng cố tổ chức bộ máy, chưa hạch toán tập trung nên chưa có số liệu báo cáo cụ thể.

Khu vực kinh tế tập thể hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, công tác chuyển đổi hoạt động của các loại hình hợp tác xã sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực cơ bản tạo ra bước chuyển biến mới, gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã ngày càng mở rộng, phát triển và đạt hiệu quả tốt, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 11 hợp tác xã với 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 sao – 4 sao trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nhiều HTX hoạt động có lãi, hàng năm đã tham gia đóng góp kinh phí cùng địa phương xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến nay toàn tỉnh đã có 29/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 58 xã có hợp tác xã, chiếm gần 96,66%; số xã đã hoàn thành tiêu chí số 13 là 53/60 xã, chiếm 88,33%

Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có những đóng góp quan trọng vào GRDP, nhưng kinh tế tập thể trên địa bàn còn bộc lộ những hạn chế. Đó là, tốc độ tăng trưởng của khu vực hợp tác xã  khá thấp; vai trò lớn nhất của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã là đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế thành viên (chủ yếu khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình). Quy mô của các hợp tác xã còn nhỏ, do đó dễ bị rủi ro và khó tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết hợp tác xã và doanh nghiệp nâng giá trị ngành hàng lúa gạo
Liên kết hợp tác xã và doanh nghiệp nâng giá trị ngành hàng lúa gạo

VOV.VN - Việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng thương lái ép giá, người dân an tâm sản xuất và giá bán lúc nào cũng bán cao hơn thị trường.

Liên kết hợp tác xã và doanh nghiệp nâng giá trị ngành hàng lúa gạo

Liên kết hợp tác xã và doanh nghiệp nâng giá trị ngành hàng lúa gạo

VOV.VN - Việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng thương lái ép giá, người dân an tâm sản xuất và giá bán lúc nào cũng bán cao hơn thị trường.

Hợp tác xã ở Kon Tum đoàn kết, sáng tạo vượt qua khủng hoảng Covid-19
Hợp tác xã ở Kon Tum đoàn kết, sáng tạo vượt qua khủng hoảng Covid-19

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện có 187 hợp tác xã với trên 9.600 thành viên và người lao động. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không ít Hợp tác xã ở tỉnh Kon Tum đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, có những cách làm sáng tạo vượt qua thách thức.

Hợp tác xã ở Kon Tum đoàn kết, sáng tạo vượt qua khủng hoảng Covid-19

Hợp tác xã ở Kon Tum đoàn kết, sáng tạo vượt qua khủng hoảng Covid-19

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện có 187 hợp tác xã với trên 9.600 thành viên và người lao động. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không ít Hợp tác xã ở tỉnh Kon Tum đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, có những cách làm sáng tạo vượt qua thách thức.

440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sản
440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sản

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định về chủ trương đầu tư dự án "Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu". Theo đó, tổng mức đầu tư dự án là 440 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.

440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sản

440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sản

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định về chủ trương đầu tư dự án "Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu". Theo đó, tổng mức đầu tư dự án là 440 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.