Tận dụng thời cơ vàng cho xuất khẩu gạo:

Đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

VOV.VN - Những thời cơ và đan xen những khó khăn đòi hỏi công tác điều hành sản xuất trong nước và xuất khẩu lúa gạo cần có sự linh hoạt; trong mọi tình huống vẫn phải ưu tiên bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giá xuất khẩu một số chủng loại gạo của Việt Nam đã thiết lập mốc kỷ lục bền vững cao nhất trong 11 năm qua. Giá gạo hàng hóa của người dân luôn cao hơn so với giá định hướng do Bộ Tài chính công bố, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, từ sau khi Ấn Độ và một số nước ra thông báo cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam theo chiều hướng tăng. Tính đến tháng 7 vừa qua, cả nước xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

“Bộ Công Thương sẽ chủ trì với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp trong tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam. Chủ động đàm phán để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, tận dụng cơ hội, thị trường mới, tiềm năng để tăng cường tính cạnh tranh cho ngành gạo Việt Nam”, ông Đông nói. 

Giá gạo tăng cao trong thời gian qua là thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu gắn với việc nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT thông tin, về công tác sản xuất hoàn toàn yên tâm có thể đảm bảo an ninh lương thực ở mức cao nhất. Bởi Bộ đã có dự trù tính toán để chủ động triển khai giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và cân đối xuất khẩu, kể cả trong tình huống dịch bệnh, thiên tai có xảy ra. Trong năm 2023, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo.

Tại Hội nghị “Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo” diễn ra mới đây tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định chắc chắn đảm bảo tốt cho an ninh lương thực quốc gia. Cụ thể, từ nay đến cuối năm cả nước còn 11,8 triệu tấn lúa, trong đó ĐBSCL có 9,2 triệu tấn lúa. Ngay thời điểm giá lúa tăng cao đầu quý II vừa qua, các cơ quan liên quan đã tìm giải pháp điều chỉnh mùa vụ ở vùng sản xuất, để giảm tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo sản lượng.

Thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT đã cử nhiều đoàn đến các địa phương để đánh giá kỹ việc sản xuất, cơ cấu lại cách phối hợp giữa doanh nghiệp và các HTX trong xây dựng vùng nguyên liệu. Hiện Bộ cũng đang đẩy nhanh kế hoạch tăng thêm 50.000ha lúa thu đông (vụ 3), lên tổng số 700.000 ha. Nếu đạt chỉ tiêu này, Việt Nam sẽ có thêm hơn 300.000 tấn lúa phục vụ xuất khẩu.

“Cần điều chỉnh mùa vụ để đảm bảo được an ninh lương thực nhưng vẫn đảm bảo được xuất khẩu. Bộ cũng đã tính toán và biết rằng, cuối năm nay khả năng ĐBSCL sẽ bị El Nino, nên phải điều chỉnh gieo cấy sang vụ Thu Đông, vụ mùa để tránh cho những vùng có thể bị nhiễm mặn, bị El Nino trong dịp cuối năm nhưng đảm bảo đủ lúa. Với trách nhiệm của Bộ và người phụ trách ở ĐBSCL, tôi cam kết sản lượng lúa vẫn đảm bảo”, ông Nam chắc chắn.

Diễn biến thực tế cho thấy, tình hình thị trường thương mại gạo cầu diễn biến rất nhanh; động thái chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo đưa ra đã ảnh hưởng mạnh đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Bài toán đặt ra là Việt Nam phải luôn tỉnh táo, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đồng thời không để lỡ thời cơ cho hạt gạo Việt Nam. Ở góc độ này, với vai trò là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm và sự sẻ chia trước những khó khăn.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trước những động thái vừa qua của các nước xuất khẩu gạo lớn, chúng ta cần rất thận trọng, tránh “lợi thế người đi đầu quay đầu thành người đi sau". Mặt khác, tập trung củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa người sản xuất, vùng trồng với các DN kinh doanh; và nhất là giữa các DN với nhau; để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng và tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, tranh thị trường.

“Các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Khai tác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà Việt Nam là thành viên, để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Tín hiệu đáng mừng là Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán xuất khẩu gạo với các khu vực mới như châu Phi, Nam Á, Tây Á, Nam Âu, Nam Mỹ… Điều này mở ra nhiều tín hiệu khả quan, thúc đẩy phát triển sản xuất, cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường, sản xuất gạo trong nước bảo đảm hiệu quả, bền vững, nhằm mang lại giá trị, thương hiệu hạt gạo Việt. Đồng thời thể hiện sự chia sẻ, trách nhiệm chung với quốc tế; mong muốn hướng đến sự phát triển bền vững.

Cùng loạt bài: "Tận dụng thời cơ vàng cho xuất khẩu gạo"

Bài 1: Sản xuất lúa an toàn hướng đến thị trường quốc tế

Bài 2: Xuất khẩu gạo khẳng định thương hiệu và sự sẻ chia

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chớp thời cơ tăng giá, Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo
Chớp thời cơ tăng giá, Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo

VOV.VN - Việt Nam hoàn toàn tự tin chớp thời cơ về giá để tăng cường xuất khẩu gạo và vẫn đảm bảo hoàn toàn về an ninh lương thực trong nước. 

Chớp thời cơ tăng giá, Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo

Chớp thời cơ tăng giá, Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo

VOV.VN - Việt Nam hoàn toàn tự tin chớp thời cơ về giá để tăng cường xuất khẩu gạo và vẫn đảm bảo hoàn toàn về an ninh lương thực trong nước. 

Xuất khẩu gạo khẳng định thương hiệu và sự sẻ chia
Xuất khẩu gạo khẳng định thương hiệu và sự sẻ chia

VOV.VN - Việc sản xuất những giống lúa chất lượng cao, đặc sản và canh tác lúa theo hướng bền vững đã góp phần khẳng định giá trị, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với người dân để tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, nguồn cung ổn định để tăng thị phần và nâng tầm giá trị, thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo.

Xuất khẩu gạo khẳng định thương hiệu và sự sẻ chia

Xuất khẩu gạo khẳng định thương hiệu và sự sẻ chia

VOV.VN - Việc sản xuất những giống lúa chất lượng cao, đặc sản và canh tác lúa theo hướng bền vững đã góp phần khẳng định giá trị, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với người dân để tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, nguồn cung ổn định để tăng thị phần và nâng tầm giá trị, thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo.

Tác động từ việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo
Tác động từ việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo

VOV.VN - Lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ mới đây - sau đó đến lượt Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024, đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn. 

Tác động từ việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo

Tác động từ việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo

VOV.VN - Lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ mới đây - sau đó đến lượt Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024, đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn. 

Tận dụng cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam
Tận dụng cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (4/8), tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo. Hội nghị do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây sụt giảm sản lượng lúa gạo toàn cầu, thị trường lúa gạo đang nóng lên không ngừng.

Tận dụng cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

Tận dụng cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (4/8), tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo. Hội nghị do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây sụt giảm sản lượng lúa gạo toàn cầu, thị trường lúa gạo đang nóng lên không ngừng.

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Quyết liệt triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo
Quyết liệt triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

VOV.VN - Từ giữa tháng 7/2023 thị trường thương mại gạo toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu diễn biến phức tạp. Cụ thể như: lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số thị trường (Ấn Độ, UAE, Nga); hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ngũ cốc tại nhiều khu vực

Quyết liệt triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Quyết liệt triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

VOV.VN - Từ giữa tháng 7/2023 thị trường thương mại gạo toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu diễn biến phức tạp. Cụ thể như: lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số thị trường (Ấn Độ, UAE, Nga); hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ngũ cốc tại nhiều khu vực