Đâu sẽ là thiên đường cho tội phạm kinh tế trốn truy nã?
Thụy Sĩ được đánh giá như một trong những “điểm đến truyền thống” cho giới tội phạm kinh tế lắm tiền nhiều của.
Trước khi bị các cơ quan chức năng phát lệnh truy nã, những tên tội phạm kinh tế có máu mặt thường vận dụng mọi mối quan hệ để cao chạy xa bay ra nước ngoài với hy vọng gây dựng một cuộc đời mới, không phải chịu cảnh tù tội.
Phần lớn những tội phạm kinh tế thường tìm cách chạy trốn đến những quốc gia không ký hiệp ước dẫn độ hoặc ít có quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm với đất nước họ đang bị truy tố. Danh sách các nước được giới tội phạm kinh tế chọn làm “bãi đáp” tương đối đa dạng, trải rộng trên khắp thế giới.
Lại Xương Tinh bị được áp giải từ Canada về Bắc Kinh năm 2011. |
Năm 1983, doanh nhân này bị công tố viên liên bang Mỹ kêu án nhiều năm tù vì tội trốn thuế và kinh doanh bất hợp pháp với Iran. Để tránh cảnh tù tội, ông này đã định cư ở Thụy Sĩ vì những hạn chế trong các hiệp ước dẫn độ giữa nước này với Mỹ sẽ giúp ông ta không bị bắt. Tới năm 2001, Marc Rich được ân xá.
Nhiều quốc gia Mỹ La tinh, Nam Mỹ hay châu Phi cũng trở "thiên đường" cho giới các tội phạm kinh tế giàu có.
Một trong số các đại gia tìm đến Mỹ La tinh để nương náu là doanh nhân Robert Vesco (Mỹ) - người đã dành nửa cuộc đời mình để trốn chạy hệ thống tư pháp Mỹ. Đầu thập niên 1970, Vesco trốn sang Costa Rica để tránh cáo buộc lừa đảo các nhà đầu tư số tiền lên tới 240 triệu USD - vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử.
Sau đó, ông này "lưu lạc" đến Bahamas và nhiều nơi trước khi "an cư lạc nghiệp" ở Cuba với tư cách người tị nạn nhân đạo. Cuba lúc này vẫn chưa bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và chưa có hiệp ước dẫn độ tội phạm.
Trong khi đó, các tội phạm kinh tế Trung Quốc lại chọn Mỹ, Australia và Canada là những điểm "hạ cánh" lý tưởng nhất do cả hai nước này đều không có hiệp ước dẫn độ với Bắc Kinh. Trong một thập niên qua, mới chỉ có 2 công dân Trung Quốc lưu vong tại Mỹ bị trả về Trung Quốc để xét xử, do hai nước không có hiệp định dẫn độ tội phạm và thủ tục phức tạp, mất thời gian.
Năm 2015, Mỹ đã từ chối yêu cầu dẫn độ ông Lệnh Hoàn Thành về Trung Quốc. Lệnh Hoàn Thành là em trai Lệnh Kế Hoạch - từng là trợ lý thân cận của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh Kế Hoạch hiện đang chịu án tù chung thân tại Trung Quốc trong khi Lệnh Hoàn Thành được đồn đoán đang nắm giữ một số bí mật quốc gia của Trung Quốc và vẫn đang sống an nhàn ở Mỹ.
Trong khi đó, Lại Xương Tinh, một doanh nhân Trung Quốc bị buộc tội đứng đầu mạng lưới nhập lậu vào Trung Quốc một khối lượng lớn hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD nhờ mối liên hệ và hối lộ các quan chức trong nước cũng trốn sang Canada thành công từ năm 1999.
Trong suốt 12 năm, Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Canada dẫn độ Lại và vụ việc này thậm chí từng khiến quan hệ 2 nước căng thẳng. Sau đó, để Canada chịu chấp nhận dẫn độ Lại, Trung Quốc phải cam kết không kết án tử hình y./.