Đầu tư hạ tầng thoát nước mang lợi tối thiểu 15% chi phí

VOV.VN - Đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải sẽ tăng cường xúc tiến du lịch, tăng giá trị đất đai và bảo vệ môi trường...

Báo cáo gần đây do Chương trình Quản lý Nước thải (WMP) thuộc Hợp tác Phát triển Việt - Đức phối hợp với các đối tác thực hiện tại 9 tỉnh, thành của Việt Nam bao gồm: Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Nghệ An, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Hòa Bình và Sơn La đã cho thấy, lợi ích từ đầu tư cho hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải sẽ vượt xa chi phí đầu tư, ít nhất là 15%.

Tại 9 tỉnh thành kể trên, chương trình WMP đã đánh giá hiệu quả kinh tế nhờ tăng cường năng lực quản lý nước thải; dự tính lợi ích kinh tế và tài chính từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nước thải đồng thời đề xuất những sáng kiến liên quan đến phát triển thoát nước và xử lý nước thải trong tương lai. 

Ngoài báo cáo tổng thể, tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, WMP còn có báo cáo chi tiết cho từng tỉnh. Từ kết quả của những nghiên cứu này sẽ mang đến cho lãnh đạo và những người có thẩm quyền ở cấp tỉnh cũng như Trung ương có một cái nhìn sâu sắc về lợi ích và kết quả dự kiến khi tăng cường đầu tư phát triển lĩnh vực này.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin, số liệu, phân tích xác thực để các nhà hoạch định có cơ sở quyết định mức độ đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại; Nghiên cứu đánh giá lợi ích trong lĩnh vực du lịch, y tế, giá đất cũng như môi trường.

Ông Hanns Bernd Kuchta, Giám đốc Chương trình WMP cho biết, kết quả nghiên cứu từ WMP cho thấy, đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải sẽ tăng cường xúc tiến du lịch, tăng giá trị đất đai và bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, tăng cường vệ sinh giúp giảm thiểu bệnh tật và số người tử vong do các bệnh liên quan đến nước.

“Khi đầu tư 3 USD cho hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải sẽ mang lại ít nhất 4 USD lợi ích. Từ cơ sở này có thể khẳng định việc tăng ngân sách hàng năm cho thoát nước sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế xã hội”, ông Hanns Bernd Kuchta khẳng định.

Chương trình WMP do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện. Mục tiêu dài hạn của Chương trình là cải thiện điều kiện quản lý nước thải bền vững tại Việt Nam thông qua tư vấn cho Bộ Xây Dựng, UBND Tỉnh, thành phố, và các công ty quản lý nước thải tại 9 tỉnh, thành tham gia chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải
Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải

Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 về nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức xã hội hóa với kinh phí khoảng 2.000 tỉ đồng; dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu...

Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải

Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải

Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 về nhà máy xử lý nước thải Yên Sở theo hình thức xã hội hóa với kinh phí khoảng 2.000 tỉ đồng; dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu...

Hơn 23 triệu USD cho dự án xử lý nước thải tại Hưng Yên
Hơn 23 triệu USD cho dự án xử lý nước thải tại Hưng Yên

VOV.VN -Khoản vay có trị giá 23,117 triệu USD với lãi suất vay 0,1%/năm, thời hạn trả nợ 40 năm

Hơn 23 triệu USD cho dự án xử lý nước thải tại Hưng Yên

Hơn 23 triệu USD cho dự án xử lý nước thải tại Hưng Yên

VOV.VN -Khoản vay có trị giá 23,117 triệu USD với lãi suất vay 0,1%/năm, thời hạn trả nợ 40 năm

Đầu tư hơn 5 tỷ nâng cấp trạm xử lý nước thải
Đầu tư hơn 5 tỷ nâng cấp trạm xử lý nước thải

Sáng nay (16/8), tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Nhà máy Bia châu Á - Thái Bình Dương khởi công Dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải, với mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng.

Đầu tư hơn 5 tỷ nâng cấp trạm xử lý nước thải

Đầu tư hơn 5 tỷ nâng cấp trạm xử lý nước thải

Sáng nay (16/8), tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Nhà máy Bia châu Á - Thái Bình Dương khởi công Dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải, với mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng.