ĐBSCL nỗ lực đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng phục vụ dự án cao tốc trong khu vực

VOV.VN - Hôm nay 15/12, tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra cuộc họp về nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đường bộ cao tốc trong khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, trong giai đoạn từ 2022 – 2025 nhiều dự án lớn trong khu vực được triển khai đồng bộ như Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (188,2km); Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu (27,4km); Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh (26,5km)... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là vật liệu cát đắp nền đường.

Để giải quyết những khó khăn về vật liệu cho dự án, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều cuộc họp làm việc với UBND các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng..., để đề nghị được hỗ trợ nguồn vật liệu cát đắp nền cung cấp cho Dự án. Tuy nhiên, đến nay chỉ có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát cho Dự án từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác; các địa phương khác trong khu vực đều chưa có kế hoạch cung cấp cát cho dự án. Như vậy, đến nay, Dự án vẫn chưa xác định được đủ nguồn vật liệu cát đắp nền cho dự án, đây là điểm mấu chốt và ảnh hưởng rất lớn đến dự án.

Tại cuộc họp, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện tại, các mỏ cát đang khai thác là 14 mỏ và khả năng khai thác theo giấy phép năm 2022 còn lại 3,13/5,21 triệu m3. Đồng Tháp có 2 đường cao tốc đi qua gồm Cao Lãnh – An Hữu và Cao Lãnh – Mỹ An, với số lượng cát san lấp khoảng 6 triệu m3, tỉnh cam kết cung ứng đủ số lượng cát này.

“Đối với việc nâng công suất theo chủ trương của nghị quyết, Đồng Tháp rà soát lại theo DTM thì có thể cung ứng tăng lên 50%, thì có thể cung ứng được khoảng 1,8 triệu đến gần 1,9 triệu m3. Tính ra tổng cộng, để đáp ứng được cho cao tốc Cao Lãnh – An Hữu và Cao Lãnh – Mỹ An cộng thêm tăng 50% công suất nữa thì khoảng gần 8 triệu m3”, ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, khó khăn là nguồn vật liệu cát san lấp, có tỉnh có, tỉnh không. Sóc Trăng cam kết sẵn sàng chia sẻ nguồn cát cho các tỉnh không có nguồn. Khó khăn của Sóc Trăng là nhu cầu sử dụng nguồn cát làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất lớn, nhưng địa thế nằm ở cuối nguồn sông Hậu nên cát lòng sông thuộc Sóc Trăng có chất lượng xấu (cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất), khó đáp ứng chất lượng.

“Trên dòng sông Hậu qua địa bàn Sóc Trăng qua khảo sát thì có khoảng 12 mỏ cát sông. Trong đó, có 2 mỏ đã cấp quyết định chủ trương đầu tư đến nay cũng đã hết hạn. Hiện nay đang xin gia hạn. 2 mỏ này trữ lượng khoảng 3 triệu m3, còn lại 10 mỏ, đã khảo sát sơ bộ, đánh giá 5 mỏ có trữ lượng khoảng 2,5 triệu m3, còn lại 5 mỏ là chưa khảo sát”, ông Trần Văn Lâu nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, trữ lượng cát biển của Sóc Trăng lớn khoảng 13 tỷ m3 cát, độ mặn không cao. Đây là điều kiện rất lớn nếu được quan tâm khai thác, có thể phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia tại khu vực ĐBSCL. Sóc Trăng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành trung ương quan tâm hỗ trợ Sóc Trăng trong triển khai dự án; hoàn thành dự án Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển  đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, đối với ĐBSCL có nền đất yếu, vì vậy, việc thi công nền đường là nhân tố quyết định quan trọng của dự án, việc sử dụng nguồn vật liệu cát để đắp nền là hết sức cần thiết và ĐBSCL có những khu vực có nguồn cát dồi dào. Bộ Giao thông vận tải mong muốn các tỉnh nâng cao trách nhiệm cùng với Bộ và các cơ quan Trung ương để đáp ứng yêu cầu của dự án.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cũng khẳng định, các Bộ, ngành sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho ĐBSCL. ĐBSCL hoàn toàn có thể chủ động nguồn cát sông cho các dự án cao tốc, đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang với trữ lượng cát sông được đánh giá dồi dào. Thứ trưởng Trần Quý Kiên thông tin thêm, trong 39 triệu m3 cát, năm 2023 chỉ sử dụng khoảng 16 triệu m3, còn 23 triệu m3 rơi vào năm 2024, đầu năm 2025 chứ không phải cần dồn dập.

“Từng địa phương trên cơ sở đó rà soát, bổ sung lại, tính toán, cân đối, kể cả việc xem xét, nâng công suất theo Nghị quyết 133, Nghị quyết 60 của Chính phủ để có đăng ký, chủ động báo cáo, đề xuất trữ lượng, có thể cung cấp được đặc biệt cho tuyến dọc, qua địa bàn 4 tỉnh. Tuyến ngang thì nhu cầu chậm hơn, khởi công chậm hơn 8 tháng”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên yêu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ mỏ “thổi giá” vật liệu xây dựng, Quảng Nam sẽ thu hồi giấy phép
Chủ mỏ “thổi giá” vật liệu xây dựng, Quảng Nam sẽ thu hồi giấy phép

VOV.VN - Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị các ngành chức năng đẩy mạnh kiểm tra việc khai thác, vận chuyển tại các mỏ, xử lý nghiêm tình trạng “thổi giá” vật liệu xây dựng.

Chủ mỏ “thổi giá” vật liệu xây dựng, Quảng Nam sẽ thu hồi giấy phép

Chủ mỏ “thổi giá” vật liệu xây dựng, Quảng Nam sẽ thu hồi giấy phép

VOV.VN - Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị các ngành chức năng đẩy mạnh kiểm tra việc khai thác, vận chuyển tại các mỏ, xử lý nghiêm tình trạng “thổi giá” vật liệu xây dựng.

Nhiều dự án bất động sản gặp khó khi giá vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao
Nhiều dự án bất động sản gặp khó khi giá vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao

VOV.VN - Nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến việc thực hiện, đội vốn và giảm lợi nhuận. Các chi phí tăng thêm khiến giá nhà cũng có chiều hướng tăng và người dân càng khó tiếp cận được với những căn hộ giá rẻ.

Nhiều dự án bất động sản gặp khó khi giá vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao

Nhiều dự án bất động sản gặp khó khi giá vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao

VOV.VN - Nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến việc thực hiện, đội vốn và giảm lợi nhuận. Các chi phí tăng thêm khiến giá nhà cũng có chiều hướng tăng và người dân càng khó tiếp cận được với những căn hộ giá rẻ.

Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu biến động mạnh
Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu biến động mạnh

VOV.VN - Sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với "cơn bão giá" khi hầu hết các loại vật liệu đều tăng cao: Xi măng, cát, đá, nhựa...

Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu biến động mạnh

Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu biến động mạnh

VOV.VN - Sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với "cơn bão giá" khi hầu hết các loại vật liệu đều tăng cao: Xi măng, cát, đá, nhựa...