Đề xuất không đánh thuế hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng

VOV.VN - Liên quan đến việc chỉnh lý dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), mới đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 100 triệu đồng hiện nay lên 200 - 300 triệu đồng/năm.

Điều đó có nghĩa những hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm đang được đề xuất sẽ không phải đóng thuế GTGT.

Kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ tại phố hàng Da (Hà Nội) hơn chục năm nay, bà Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ, mọi chi phí từ điện, nước, nguyên liệu đầu vào đến thuê mặt bằng... đều tăng từng năm. Do vậy, ngưỡng doanh thu năm trên 100 triệu đồng phải nộp thuế VAT như hiện không còn phù hợp.

"Đương nhiên với các hộ dân kinh doanh thì ở các thời điểm khó khăn như thế naỳ. Đặc biệt sau Covid thì bọn cô kinh doanh rất là khó khăn. Giờ ai cũng mong muốn cái việc tăng lên như thế này để các hộ kinh doanh đỡ được khó khăn ở giai đoạn, thời điểm khó khăn này”, bà Tuyết nói.

Chỉ ra những bất cập của Luật thuế GTGT hiện hành, PGS.TS Lê  Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính phân tích, ngưỡng đóng thuế của hộ kinh doanh hiện nay đang quá thấp so với thực tế. Bởi, năm 2014, GDP bình quân đầu người ở mức khoảng 40 triệu đồng/người. Trong khi năm 2023, con số này ở mức 101,9 triệu đồng/người, gấp khoảng 2,5 lần.

"Ở năm 2014, GDP bình quân đầu người ở mức khoảng hơn 2.000 đô 1 chút. Trong khi năm 2023, con số này ở mức hơn 4.000 đô tức là gấp đôi. 10 năm mà đã gấp đôi rồi và chắc chắn 2024 này còn cao hơn 1 chút. Nếu mà lấy tiêu chuẩn như vậy, tức là mức sống đã nâng lên rồi thì mức nghèo khó, mức thấp cũng phải lên theo. Tức là mức chuẩn nghèo cũng phải thay đổi. Nếu như thế thì cần phải tăng thêm."

Khẳng định ngưỡng doanh thu phải nộp thuế VAT hiện nay đã quá lạc hậu, luật sư Phạm Ngọc Hưng, Công ty Luật Ngọc Hưng cho rằng, nên nâng doanh thu buộc đóng thuế lên 300 triệu đồng/ năm sẽ phù hợp hơn:

"Mức thu nhập, doanh thu 1 năm dứoi 100 triệu/ năm là quá lạc hậu. Bởi với mức độ giá cả hiện nay, rồi cái lợi tức trên giá bán càng lúc càng ít dần. Do đó, quy định 100 triệu hiện nay là không hợp lý. Tôi nghĩ mức 300 triệu/ năm là phù hợp hơn."

Nếu đề xuất nâng ngưỡng đóng thuế GTGT của hộ kinh doanh được thông qua, sẽ là một tin vui đối với hàng triệu hộ kinh doanh trên toàn quốc. Đây là  cơ sở để động viên, khuyến khích hộ kinh doanh và các DN siêu nhỏ “nhanh lớn”, nhanh chóng ra nhập thị trường, thành lập doanh nghiệp. Khi nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế thì số đông doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể không phải chịu thuế GTGT sẽ nhiều hơn, đây là cơ hội để khu vực kinh tế này được lớn lên. Khi thành lập công ty, DN, thì mô hình chịu thuế và mô hình kinh doanh sẽ được nâng tầm lên, đồng nghĩa họ sẽ đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước.

TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho biết: "Đối với các hộ kinh doanh nhỏ thì giảm gánh nặng về thuế. Các hộ kinh doanh mà dứoi ngưỡng mới thì không phải đóng thuế GTGT, giảm bớt áp lực về tài chính đối với các hộ kinh doanh nhỏ, mới khởi nghiệp.

Điều này khuyến khích thêm nhiều người tham gia vào hoạt động kinh doanh. Điều nừa là tăng tính cạnh tranh bởi việc giảm thuế sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn hơn phải chịu thuế."

Theo số liệu tính toán của Bộ Tài chính, nếu xây dựng mức doanh thu không chịu thuế là 200 triệu đồng/năm thì sẽ có khoảng trên 620.000 hộ kinh doanh sẽ không phải nộp thuế. Còn nếu tính theo mức 300 triệu đồng thì sẽ có hơn 734.000 hộ kinh doanh được thụ hưởng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô - cân bằng các mục tiêu chiến lược
Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô - cân bằng các mục tiêu chiến lược

VOV.VN - Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều nội dung sửa đổi liên quan đến mặt hàng ô-tô, có tác động lớn đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho ngành công nghiệp quan trọng này.

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô - cân bằng các mục tiêu chiến lược

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô - cân bằng các mục tiêu chiến lược

VOV.VN - Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều nội dung sửa đổi liên quan đến mặt hàng ô-tô, có tác động lớn đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho ngành công nghiệp quan trọng này.

Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

VOV.VN - Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, mở rộng với sự đa dạng về mô hình hoạt động, nhiều đối tượng tham gia…đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế.

Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

VOV.VN - Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, mở rộng với sự đa dạng về mô hình hoạt động, nhiều đối tượng tham gia…đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế.

Đề xuất áp thuế VAT 5% với phân bón: Nông dân có chịu thiệt?
Đề xuất áp thuế VAT 5% với phân bón: Nông dân có chịu thiệt?

VOV.VN - Hiện vẫn còn quan điểm khác nhau trước đề xuất đưa phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất VAT 5%.

Đề xuất áp thuế VAT 5% với phân bón: Nông dân có chịu thiệt?

Đề xuất áp thuế VAT 5% với phân bón: Nông dân có chịu thiệt?

VOV.VN - Hiện vẫn còn quan điểm khác nhau trước đề xuất đưa phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất VAT 5%.