Hà Nội: Vì sao “để lọt” hàng loạt dự án bất động sản sai phạm?

VOV.VN - Trước và sau khi thanh tra liên ngành kiểm tra, tại Hà Nội vẫn có hàng loạt dự án bất động sản sai phạm.

Dự án FLC Garden City là công trình nhà 18 tầng có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng của chủ đầu tư ban đầu là Công ty Cổ phần địa ốc Alaska, sau đó chuyển nhượng cho tập đoàn FLC. Dự án được xác định là xây dựng không phép nhưng vẫn hoàn thiện và mở bán cho người dân. (Ảnh: imova)
Dự án công trình số 8B Lê Trực được chủ đầu tư xây thêm tầng 19, vượt 16 mét, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng thêm khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2.
Dự án chung cư số 143, ngõ 85 Hạ Đình (Thanh Xuân), do Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và CTCP Đầu tư 135 làm chủ đầu tư đã tự ý xây tăng hàng chục căn hộ, xây dựng 4 căn hộ thông tầng 20 lên 21, xây dựng tầng 22 không có trong giấy phép xây dựng. (Ảnh: Pháp luật Plus)

Dự án Sakura Tower (47 Vũ Trọng Phụng) do Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư đã xây tăng 2 tầng so với giấy phép xây dựng, công trình hiện đã đi vào sử dụng nhưng vẫn chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: VTC News)

Dự án Toà nhà chung cư - Trung tâm thương mại và dịch vụ tại 200 Quang Trung, Hà Đông của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Bình Vượng tự ý xây tăng thêm 5 tầng, chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: Land Today)
Dự án Skylight 125D Minh Khai (Hai Bà Trưng) của Tổng công ty cơ khí xây dựng, chủ đầu tư đã tăng số lượng căn hộ các tầng, sử dụng tầng áp mái sai mục đích, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính tiền chênh lệch giữa giá bán và giá thành xây dựng đối với quỹ nhà 20%. (Ảnh: Coma)
Chung cư và thương mại dịch vụ hỗn hợp Capitaland Hoàng Thành (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) chưa làm thủ tục xác định và nộp nghĩa vụ tài chính đối với số căn hộ được điều chỉnh tăng (từ 992 lên 1.478 căn).
(Ảnh: Báo Xây dựng)
Dự án chung cư Hồ Gươm Plaza tại quận Hà Đông, Hà Nội, chủ đầu tư đã tự ý diều chỉnh cơ cấu căn hộ tăng thêm gần 200 căn từ việc biến các tầng làm văn phòng thành căn hộ để ở. Tại tòa tháp A, một số tầng còn xuất hiện thêm 2 căn hộ mini trái phép. (Ảnh: banchungcu)
Dự án 88 Láng Hạ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hanotex, cũng tự ý xây dựng thêm 6 căn hộ tại tầng kỹ thuật và tầng mái. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)
Dự án Hong Kong Tower ( 243A Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội ) do Công ty CP Phát triển kỹ thuật Xây dựng (Công ty TDC) và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đô thị Kang Long làm chủ đầu tư mở bán trong khi chưa đủ điều kiện, chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. (Ảnh: ezvietnam)./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án sai phạm, người mua nhà vẫn được rút hồ sơ để làm “sổ đỏ“
Dự án sai phạm, người mua nhà vẫn được rút hồ sơ để làm “sổ đỏ“

Với những dự án sai phạm, người mua nhà vẫn có thể tự rút hồ sơ đi làm sổ đỏ khi đã chứng minh thanh toán hết tiền nhà với chủ đầu tư.

Dự án sai phạm, người mua nhà vẫn được rút hồ sơ để làm “sổ đỏ“

Dự án sai phạm, người mua nhà vẫn được rút hồ sơ để làm “sổ đỏ“

Với những dự án sai phạm, người mua nhà vẫn có thể tự rút hồ sơ đi làm sổ đỏ khi đã chứng minh thanh toán hết tiền nhà với chủ đầu tư.

Choáng với số tiền thu hồi từ các dự án sai phạm
Choáng với số tiền thu hồi từ các dự án sai phạm

VOV.VN -Theo thanh tra Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2016 đã thu hồi hơn 500 tỷ từ các dự án xây dựng sai phạm.

Choáng với số tiền thu hồi từ các dự án sai phạm

Choáng với số tiền thu hồi từ các dự án sai phạm

VOV.VN -Theo thanh tra Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2016 đã thu hồi hơn 500 tỷ từ các dự án xây dựng sai phạm.