Nam Cường xin trả lại Khu đô thị Quốc Oai

Tập đoàn này đề nghị Hà Nội cho phép làm chủ đầu tư hai dự án khu đô thị sinh thái khác tại Phúc Thọ và Chúc Sơn.

Phối cảnh Khu đô thị Quốc Oai

Trên cơ sở đề nghị giao lại dự án Quốc Oai của Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương và đề nghị đơn vị này báo cáo nội dung các chi phí chuẩn bị đầu tư dự án để thành phố xem xét, thanh toán.

Theo ông Trần Oanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường, việc giao lại dự án khu đô thị Quốc Oai không ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư vào dự án, vì toàn bộ chi phí chuẩn bị đã được báo cáo thành phố xem xét để thanh toán.

"Hơn nữa, khu đô thị mới Quốc Oai chưa tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng, chính quyền địa phương và người dân vẫn đang quản lý và canh tác", ông Oanh cho hay.

Theo quy hoạch chung của Hà Nội mở rộng được Thủ tướng phê duyệt, dự án Quốc Oai nằm trong khu vực hành lang xanh không phát triển đô thị. Trước đó, tập đoàn này cũng đã giao lại dự án Khu đô thị Thạch Thất, vì nằm trong vành đai xanh.

Cùng với đó, ông Oanh cũng cho biết đã đề xuất Ủy ban thành phố giao cho các dự án phù hợp với quy hoạch chung để hoàn vốn dự án BT đường trục Bắc Nam. Trong đó, có dự án khu đô thị sinh thái Phúc Thọ và khu đô thị sinh thái Chúc Sơn.

Hiện Ủy ban thành phố đã chấp thuận cho Nam Cường được ứng vốn để lập quy hoạch chung. Sau khi quy hoạch các khu đô thị được phê duyệt thành phố sẽ cân đối để giao quỹ đất đối ứng cho tập đoàn theo giá trị tuyến đường BT.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường, trong bối cảnh thị trường địa ốc trầm lắng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ thì đối với các doanh nghiệp, việc cơ cấu lại mục tiêu đầu tư, triển khai các dự án phù hợp với nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển của địa phương có ý nghĩa sống còn.

Khu đô thị Quốc Oai có diện tích lập quy hoạch lên đến 1.124ha, nằm tại giao điểm giữa Đại lộ Thăng Long và trục Bắc - Nam. Dự án được thiết kế với khu quảng trường rộng tới 30ha với các khối khách sạn 5 sao, cao ốc thương mại dịch vụ dọc hai bên trục quảng trường. Ngoài ra, khu đô thị còn cóhồ nước 70ha, trục đường thương mại rộng tới 200m, dài 7km, khu nhà ở dọc trục Bắc-Nam quy mô 37ha./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà đầu tư Nhật “nhắm” thị trường bất động sản Việt Nam
Nhà đầu tư Nhật “nhắm” thị trường bất động sản Việt Nam

VOV.VN-Các nhà đầu tư Nhật rất quan tâm và kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến đầu tư trung và dài hạn.

Nhà đầu tư Nhật “nhắm” thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư Nhật “nhắm” thị trường bất động sản Việt Nam

VOV.VN-Các nhà đầu tư Nhật rất quan tâm và kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến đầu tư trung và dài hạn.

Nhiều nhà đầu tư từ bỏ dự án bất động sản
Nhiều nhà đầu tư từ bỏ dự án bất động sản

Không ít dự án phải dở dang hoặc chủ đầu tư phải tự gạch tên khỏi danh mục đã được duyệt.

Nhiều nhà đầu tư từ bỏ dự án bất động sản

Nhiều nhà đầu tư từ bỏ dự án bất động sản

Không ít dự án phải dở dang hoặc chủ đầu tư phải tự gạch tên khỏi danh mục đã được duyệt.

TP HCM tồn kho 22.246 tỷ đồng giá trị căn hộ
TP HCM tồn kho 22.246 tỷ đồng giá trị căn hộ

Đến nay, TP HCM vẫn còn khoảng 12.447/14.490 căn hộ tồn kho, với giá trị tồn kho khoảng 22.246 tỷ đồng.

TP HCM tồn kho 22.246 tỷ đồng giá trị căn hộ

TP HCM tồn kho 22.246 tỷ đồng giá trị căn hộ

Đến nay, TP HCM vẫn còn khoảng 12.447/14.490 căn hộ tồn kho, với giá trị tồn kho khoảng 22.246 tỷ đồng.

Địa phương còn gây khó cho kiều bào sở hữu nhà
Địa phương còn gây khó cho kiều bào sở hữu nhà

VOV.VN-Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh cơ cấu căn hộ cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.

Địa phương còn gây khó cho kiều bào sở hữu nhà

Địa phương còn gây khó cho kiều bào sở hữu nhà

VOV.VN-Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh cơ cấu căn hộ cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.