Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.

Dự án khu dân cư Hòa Lân (diện tích 50 ha, phường Thuận Giao, TP Thuận An) nằm ở vị trí đẹp bậc nhất Bình Dương, chỉ cách TP HCM chừng 20km, có con đường 6 làn xe dẫn từ trung tâm TP Thủ Dầu Một nối ra QL13. Phải chăng chính vì nguồn lợi từ dự án này mang lại, mà đã xảy ra vụ kiện dạng “cù nhầy” bậc nhất lịch sử đấu giá Việt Nam?

Con nợ kiện đòi “xóa cờ đánh lại”

Khu đất rộng mênh mông này đã bị bỏ hoang tính đến nay cỡ hai thập niên. Khởi đầu, Dự án khu dân cư Hòa Lân do Công ty Thiên Phú (tỉnh Bình Dương) làm chủ đầu tư, ông Bùi Thế Sơn làm Giám đốc. Công ty Thiên Phú thế chấp dự án tại Agribank. Hơn 10 năm sau, khi khoản vay hóa nợ xấu, Công ty Thiên Phú đồng ý để ngân hàng phát mãi.

Qua hàng chục lần đấu giá bất thành, nhiều lần trong đó không có người đăng ký mua, Agribank và các bên tổ chức đấu giá mới xử lý được “món nợ” này. Tập đoàn Kim Oanh (lô C, Lê Lợi, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) mua trúng đấu giá dự án với số tiền gần 1400 tỷ.

du_an_khu_do_thi_hoa_lan.jpg

Dự án khu dân cư Hòa Lân được cắm biển.

Dự án khu dân cư Hòa Lân bất ngờ trở thành “cục vàng” vì sau cuộc đấu giá, Thuận An từ thị xã được nâng cấp lên thành phố thuộc tỉnh, cơn sốt đất thêm con đường thênh thang Nhà nước đầu tư chạy qua dự án. Doanh nghiệp mua đấu giá trúng tưởng như “thành công”, ai ngờ phải theo một vụ kiện dài.

Tập đoàn Kim Oanh đang làm thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư dự án sau khi mua đấu giá trúng thì phát sinh đơn tố cáo, Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc. Cả ngàn bài báo phản ánh về sự việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Giữa tháng 3/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thanh tra vụ bán đấu giá Dự án khu dân cư Hòa Lân. Cuối tháng 3/2019, Bộ Tư pháp có báo cáo, khẳng định hàng loạt nội dung tố cáo của công dân với quá trình đấu giá là không có cơ sở xem xét. Kết luận thanh tra cũng không xem xét tới việc hủy kết quả đấu giá. Sau thanh tra, kết quả đấu giá vẫn được công nhận.

Ngày 14/5/2019, Văn phòng Chính phủ lần thứ 2 có có công văn truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: “Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm toàn diện với các nội dung Kết luận thanh tra số 62/KL-TTr theo quy định pháp luật; trả lời các nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của Công ty Thiên Phú”.

Bộ Tư pháp và Chính phủ đã vào cuộc, những có kết luận như trên, đồng nghĩa với việc các khiếu nại phải chấm dứt. Thế nhưng Thiên Phú vẫn quyết đòi “xóa cờ đánh lại”, làm đơn khởi kiện đơn vị đấu giá là Công ty CP dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn ra tận… Tòa án nhân dân quận 7 (TPHCM) với lý do công ty này có trụ sở tại quận 7 (rồi sau này khởi kiện bổ sung của Agribank), đòi tuyên hủy kết quả bán đấu giá dự án.

du_an_vov.jpg

Dự án khu dân cư Hòa Lân nhiều năm vẫn chưa được triển khai.

Người mua trúng đấu giá không phải là bị đơn trong vụ án, nhưng thực chất mới là bên “lãnh đủ” trong vụ kiện. Tòa án nhân dân quận 7 ra quyết định phong tỏa Dự án khu dân cư Hòa Lân, khiến Tập đoàn Kim Oanh không thể triển khai dự án, bỏ ra hàng ngàn tỷ chỉ để… ngó chơi khu đất hoang. Tới nay, dù 1,5 năm đã trôi qua kể từ khi Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý, vụ kiện vẫn đang “nhùng nhằng”, chưa có phán quyết dứt điểm.

Bị bắt vì chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng nhưng đã kịp thời chuyển nhượng công ty?

Sau một thời gian dài làm đơn tố cáo, đơn khởi kiện đơn vị đấu giá thì ngày 23/3/2020, hai thành viên Công ty Thiên Phú là ông Bùi Thế Sơn, sở hữu phần vốn góp 89,1 tỷ (99% vốn điều lệ) và Trương Thành Phú, sở hữu phần vốn góp 900 triệu (1% vốn điều lệ) lần lượt chuyển nhượng toàn bộ cho bà Phạm Thị Hường (ngụ số 18B, đường Nguyễn Văn Tiết, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An) và bà Nguyễn Ngọc Kim Châu - con dâu bà Hường (hiện bà Hường bà Châu là những người đứng tên 4 công ty bất động sản tại Bình Dương đang bị C03 Bộ Công an điều tra vì phân lô bán nền trái phép hàng trăm ngàn m2 đất, và có dấu hiệu thâu tóm trái pháp luật hơn nửa triệu m2 đất khác).

Thực chất việc chuyển nhượng vốn góp cho bà Hường bà Châu, có dấu hiệu của một giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (quy định tại Điều 124 BLDS) khi Công ty Thiên Phú không còn hoạt động nữa, chưa nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch & Đầu Bình Dương.

Cuối tháng 4/2020, Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch & Đầu Bình Dương) đã có ý kiến cho rằng đây là giao dịch chưa phù hợp pháp luật, khi có khẳng định chưa thực hiện đăng ký thay đổi vốn góp, cổ đông của Công ty Thiên Phú.

Đại diện Tập đoàn Kim Oanh cho biết, sau khi mua đấu giá trúng, bị khiếu nại, bị khởi kiện, đã nhiều lần tìm đến Giám đốc Công ty Thiên Phú để tìm hiểu vấn đề. Thế nhưng một số đối tượng đặt ra quá khả năng của Tập đoàn Kim Oanh. Tập đoàn Kim Oanh từng được bắn tin “muốn yên chuyện thì chi ra 300 tỷ đồng, rồi sau đó con số đội lên… 500 tỷ đồng”.

Kiểm tra hồ sơ, phát hiện ông Bùi Thế Sơn lừa đảo chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng của Tập đoàn Kim Oanh trong quá trình chuyển giao dự án Hòa Lân khi kê khống các hộ dân được đền bù để lấy tiền đút túi, Tập đoàn Kim Oanh làm đơn tố cáo sự việc. Trước những chứng cứ rõ ràng, C03 Bộ Công an vào cuộc, bắt ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Công ty Thiên Phú, vào cuối tháng 3/2020.

Vụ kiện về việc đấu giá Dự án khu dân cư Hòa Lân ấy tiếp tục lắt léo hơn ở Tòa án nhân dân quận 7 TPHCM. Nội dung này chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập ở bài tiếp theo./.

Một dự án, 3 lần Chính phủ chỉ đạo

Ngày 3/7/2020 vừa qua, VPCP đã phát đi văn bản số 5386/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc Tập đoàn Kim Oanh có đơn gửi Thủ tướng phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện một số dự án của Kim Oanh tại Bình Dương. Chính phủ chuyển những phản ánh, kiến nghị của Kim Oanh đến UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, xem xét, giải quyết, trả lời DN; yêu cầu báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 30/8/2020.

Trước đó, trong đơn cầu cứu gửi Thủ tướng và các cơ quan chức năng TW cũng như địa phương, Kim Oanh nêu lên một số vướng mắc DN này đang gặp phải khi triển khai một số dự án bất động sản tại Bình Dương. Đặc biệt, sau khi mua đấu giá trúng dự án Hòa Lân Kim Oanh bị một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng quyền khiếu kiện, liên tiếp khiếu kiện cản trở việc thực hiện dự án, gây thiệt hại quyền lợi doanh nghiệp; gián tiếp ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh, khiến cơ quan Nhà nước tốn công tốn của điều tra xác minh xét xử không cần thiết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19?
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, kịch bản của BĐS 6 tháng cuối năm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát Covid-19, có thể 3-4 năm tới thị trường sẽ lập đỉnh mới.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19?

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, kịch bản của BĐS 6 tháng cuối năm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát Covid-19, có thể 3-4 năm tới thị trường sẽ lập đỉnh mới.

Có nên đầu tư trái phiếu bất động sản trong tháng 7?
Có nên đầu tư trái phiếu bất động sản trong tháng 7?

VOV.VN - Trái phiếu bất động sản có mức lãi suất cao, hấp dẫn nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần cân nhắc trước khi xuống tiền.

Có nên đầu tư trái phiếu bất động sản trong tháng 7?

Có nên đầu tư trái phiếu bất động sản trong tháng 7?

VOV.VN - Trái phiếu bất động sản có mức lãi suất cao, hấp dẫn nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần cân nhắc trước khi xuống tiền.

DN bất động sản xin Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách để vượt khó
DN bất động sản xin Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách để vượt khó

VOV.VN - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị hàng loạt giải pháp khắc phục khó khăn cho thị trường bất động sản.

DN bất động sản xin Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách để vượt khó

DN bất động sản xin Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách để vượt khó

VOV.VN - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị hàng loạt giải pháp khắc phục khó khăn cho thị trường bất động sản.