Điểm nhấn giao thương hàng Việt-Thái-Campuchia

(VOV)-Chợ cửa khẩu Bản-lẻm của Thái Lan giáp Campuchia đang là điểm giao thương hàng hóa 3 nước Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.

Chợ cửa khẩu Bản-lẻm (nghĩa là 3 biên), tỉnh Chanthaburi của Thái Lan không ồn ào, náo nhiệt, nhưng đã gắn với cuộc sống dân sinh của 3 nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ rất lâu. Nay chợ đang được xây dựng theo hình mẫu cộng đồng cư dân và cộng đồng doanh nghiệp bền vững giữa 3 quốc gia.

Phóng viên VOV online có chuyến thực tế tại chợ cửa khẩu cấp quốc gia này.

Điểm giao thương của 3 nước

Không giống như các chợ đầu mối khác, chợ cửa khẩu Bản–lẻm họp rất muộn. Hằng ngày, phải từ khoảng 8 đến 9h sáng, các xe ôtô từ các tỉnh vùng biên mới chở hàng đến chợ. Hàng hóa đủ cả, từ hàng tiêu dùng thiết yếu đến hàng vật tư phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến…

9h sáng, chợ Bản-lẻm còn vắng khách

Cửa khẩu Bản-lẻm, Thái Lan giáp với tỉnh Patthabom của Campuchia. Những năm trước đây, chợ chỉ buôn bán theo hình thức hàng đổi hàng, sau này khi hội nhập kinh tế thị trường, hàng hóa đa dạng nhờ chính sách biên mậu thành một thị trường giao thương hàng hóa chung giữa 3 nước Thái Lan - Việt Nam – Campuchia. Trong chợ cửa khẩu này có rất nhiều hàng Việt Nam.

Ngay từ sáng sớm, hàng đoàn xe chở hoa quả như xoài miền Nam (Việt Nam) tập kết ở chợ rất đông, rồi lại “ăn” hàng sầu riêng, măng cụt, dưa hấu từ Thái Lan qua Campuchia về Việt Nam.

Là người đã 15 năm bán hoa quả tại chợ này, chị Nuon Si, cho biết: “Ngày nào cũng giống ngày nào, tôi bán hoa quả các mùa, mùa này đang nhiều dưa hấu và sầu riêng, dứa. Riêng dưa hấu phải tiêu thụ được 1 tấn/ngày. Vào vụ, chôm chôm cũng nhiều. Có nhiều thương lái đến đây lấy hàng xuất sang Campuchia và Việt Nam. Dưa hấu 6-7 baht/kg, sầu riêng 40 baht/kg. Đúng mùa thì hoa quả rẻ hơn. Chúng tôi vẫn thường nhập xoài của Việt Nam về bán, đặc biệt là thời gian trước tháng 5, khi chưa tới mùa xoài Thái Lan”.


Hàng Việt Nam được bày bán nhiều tại chợ Bản - lẻm

Ông Isivut Tangkiet, Chủ tịch Hội Thương mại và Du lịch biên giới Thái Lan – Campuchia, cho biết: “Cộng đồng người Việt Nam sang Thái Lan định cư và buôn bán ở chợ cũng khá đông. Hàng Việt cũng được khách hàng người Thái và Campuchia khá ưa chuộng lựa chọn”.

Một trong những người Việt Nam đang buôn bán tại chợ này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, kể: “Tôi ở đây 6 năm rồi, bán phục vụ người dân đủ thứ: trái cây, rau quả, rồi trứng vịt lộn... Người Thái mua hàng ít hơn người Campuchia. Người Campuchia sang đây lấy hàng về nước bán rất nhiều. Hằng sáng, tôi tới đây cất buôn hàng, rồi về bán lẻ, mỗi ngày cũng kiếm được 400 baht (khoảng 280.000 đồng tiền Việt), đủ cho sinh hoạt gia đình và các con đi học”.

Hướng tới cộng đồng doanh nghiệp bền vững 

Nói về những thuận lợi đối với giao thương hàng hóa tại chợ này, ông Isivut Tangkiet cho biết: Hàng nông sản vào chợ được miễn thuế hoàn toàn, chất lượng hàng hóa cũng không đòi hỏi cao và giá cả không quá đắt, nên được người dân mua nhiều. 

Chị Lech, một khách hàng người Thái, cho biết: “Mỗi tuần tôi đi chợ cửa khẩu một lần vì nhà ở cách đây cũng xa. Mùa nào thức nấy, tôi thấy hoa quả của Việt Nam ngon mà lại rẻ, tiêu biểu như xoài rất thơm ngon. Quần áo của Việt Nam cho trẻ con cũng rất đẹp, chỉ 60-80 baht là có bộ quần áo đẹp rồi. Nếu có màu sắc hấp dẫn hơn nữa thì sẽ cạnh tranh được hàng của các nước khác”.

Nhiều hàng quần áo, giày dép của Việt Nam cũng được khách hàng tìm mua tại chợ Bản - lẻm

Nhờ chính sách đổi mới và cải cách thủ tục hành chính, lượng hàng hóa lưu thông tại chợ cửa khẩu Bản-lẻm ngày càng tăng. Ông Isivut Tangkiet cho biết: Trị giá hàng hóa lưu chuyển qua chợ riêng năm 2012 là 4,5 tỷ baht (khoảng 113 triệu USD), còn riêng hàng xách tay qua khu vực này trị giá tới 5 tỷ baht.

Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, Ban Quan lý chợ cửa khẩu có nhiều chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ. Ông Isivut Tangkiet cho biết: “Chợ cửa khẩu Bản-lẻm xây dựng theo hình mẫu cộng đồng cư dân và cộng đồng doanh nghiệp bền vững giữa Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh Chanthaburi. Tiến tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015, chiến lược phát triển thương mại của chúng tôi phải định lượng được nhu cầu thị trường và cách quản lý cho phù hợp. Cải cách hành chính bằng áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, tránh gây phiền cho doanh nghiệp và người dân trong giao thương”. 

Về tổng thể, trong khuôn khổ đa phương, Việt Nam – Thái Lan luôn thể hiện tốt vai trò đóng góp của mình trên phương diện kinh tế, có tới 95% hàng hóa xuất nhập khẩu từ hai nước có thuế suất 0%. Năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 8,5 tỷ USD. Hằng năm, hai nước đã tổ chức nhiều hội chợ thương mại để tăng cường giao thương, xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng của nhau, khai thác tiềm năng kinh tế tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, mối quan hệ các nước trong Tiểu vùng sông Mê kông hiệu quả.

Bà Phạm Thị Hồng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á -Thái Bình Dương, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Giữa hai Chính phủ đã tập trung vào nhiều giải pháp để giúp tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư, cụ thể tăng cường xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, giới thiệu hình ảnh các doanh nghiệp Việt Nam đối với Thái Lan, đồng thời giải quyết thủ tục nhanh gọn trong xuất nhập khẩu, hay hợp tác trong chế biến nông sản, hướng tới thành lập hội đồng kinh doanh Việt- Thái để giao lưu, tìm kiếm bạn hàng”.

Trong tương lai không xa, nhờ những chính sách biên mậu ngày càng mở, thông thoáng của các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ tạo nên những ấn tượng mới, thành công mới trong hoạt động giao thương vùng cửa khẩu năng động này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỷ niệm 300 năm cộng đồng người Việt tại Chanthaburi (Thái Lan)
Kỷ niệm 300 năm cộng đồng người Việt tại Chanthaburi (Thái Lan)

Sau 3 thế kỷ hình thành và phát triển, bà con Việt kiều tỉnh Chanthaburi nói chung và bà con Việt kiều theo Công giáo nói riêng đã trở thành một cộng đồng trụ cột, đóng góp nhiều vào sự phát triển về mọi mặt của tỉnh.

Kỷ niệm 300 năm cộng đồng người Việt tại Chanthaburi (Thái Lan)

Kỷ niệm 300 năm cộng đồng người Việt tại Chanthaburi (Thái Lan)

Sau 3 thế kỷ hình thành và phát triển, bà con Việt kiều tỉnh Chanthaburi nói chung và bà con Việt kiều theo Công giáo nói riêng đã trở thành một cộng đồng trụ cột, đóng góp nhiều vào sự phát triển về mọi mặt của tỉnh.

Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Hà Nội
Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Hà Nội

Hội chợ thu hút 90 công ty của Thái Lan với nhiều sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm

Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Hà Nội

Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Hà Nội

Hội chợ thu hút 90 công ty của Thái Lan với nhiều sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm

Chanthaburi “đãi lộc” đá quý, phát triển kinh tế
Chanthaburi “đãi lộc” đá quý, phát triển kinh tế

(VOV) -Tỉnh Chanthaburi, Thái Lan có khoảng 50.000 dân làm việc trong lĩnh vực đá quý và trang sức, xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD/năm.

Chanthaburi “đãi lộc” đá quý, phát triển kinh tế

Chanthaburi “đãi lộc” đá quý, phát triển kinh tế

(VOV) -Tỉnh Chanthaburi, Thái Lan có khoảng 50.000 dân làm việc trong lĩnh vực đá quý và trang sức, xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD/năm.

Xây dựng Làng Văn hóa Lào-Việt-Thái
Xây dựng Làng Văn hóa Lào-Việt-Thái

Làng Văn hóa ba dân tộc Lào - Việt Nam - Thái Lan sẽ mô phỏng các mô hình kiến trúc đặc trưng của mỗi nước.

Xây dựng Làng Văn hóa Lào-Việt-Thái

Xây dựng Làng Văn hóa Lào-Việt-Thái

Làng Văn hóa ba dân tộc Lào - Việt Nam - Thái Lan sẽ mô phỏng các mô hình kiến trúc đặc trưng của mỗi nước.

Đóng mới tàu chở hàng 53.000 tấn xuất khẩu sang Thái Lan
Đóng mới tàu chở hàng 53.000 tấn xuất khẩu sang Thái Lan

Tàu có chiều dài lớn nhất 190m, rộng 32,26m, chiều cao mạn 17,50m, mớn nước 12,60m

Đóng mới tàu chở hàng 53.000 tấn xuất khẩu sang Thái Lan

Đóng mới tàu chở hàng 53.000 tấn xuất khẩu sang Thái Lan

Tàu có chiều dài lớn nhất 190m, rộng 32,26m, chiều cao mạn 17,50m, mớn nước 12,60m