Điều hành tín dụng 6 tháng cuối năm 2024: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động...

Sáng nay (19/6), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Tăng trưởng tín dụng ở vùng đáy 10 năm

Số liệu cho thấy tính đến 14/6/2024, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023; tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng nhưng vẫn nằm trong vùng đáy của 10 năm trở lại đây.

NHNN cho biết tại một số địa phương tăng trưởng tín dụng còn thấp; có những tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, thậm chí tăng trưởng âm.

Trong giai đoạn 2014-2024, có những năm ghi nhận tăng trưởng tín dụng chậm trong nửa đầu năm là 2014 là 3,72%; 2020 là 3,65%; 2023 ở mức 4,71% và 2024 là 3,79% (tính đến 14/6/2024).

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm ở những năm 2022 là rất cao, lên tới 0,44%; 2021 là 6,44%; 2019 ở mức 7,36%; 2018 là 7,86%; 2017 9,01%; 2016 là 8,21%; 2015 là 7,86%...

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin, đến nay vẫn còn 23 tỉnh tăng trưởng tín dụng âm, 29 tỉnh tăng trưởng không quá 2%. Đối với hệ thống tổ chức tín dụng, bên cạnh những ngân hàng tăng trưởng cao hơn 10% thì vẫn có những ngân hàng tín dụng âm hơn 4%. 

Theo lãnh đạo NHNN, tín hiệu này cho thấy về tổng thể cầu tín dụng trong nước chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ được cho là động lực truyền thống của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định, một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân.

Giải pháp "then chốt" thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Từ nay đến cuối năm, NHNN dự kiến các tháng cuối năm tăng trưởng tín dụng khả quan. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN tiếp tục xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm điều hành tín dụng 6 tháng cuối năm 2024 cụ thể như sau:

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: Lãi suất tiếp tục được điều hành ổn định theo hướng từng bước giảm mặt bằng lãi suất chung trong nền kinh tế; điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.

Chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn có tính mùa vụ cao đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…).

Cùng với đó, rà soát để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế: lĩnh vực bất động sản, các dự án hạ tầng giao thông, các ngành như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng…

Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội; chương trình cho vay 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

VOV.VN - Cùng bàn về chủ đề Giải pháp tăng trưởng tín dụng – thực hiện yêu cầu tại Công điện số 32 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

VOV.VN - Cùng bàn về chủ đề Giải pháp tăng trưởng tín dụng – thực hiện yêu cầu tại Công điện số 32 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm
Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Ngày 5/4, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 32 gửi Thống đốc NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm đưa vốn vào nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Ngày 5/4, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 32 gửi Thống đốc NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm đưa vốn vào nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tín dụng tăng trưởng âm, khơi thông dòng chảy vốn thế nào?
Tín dụng tăng trưởng âm, khơi thông dòng chảy vốn thế nào?

VOV.VN - Tín dụng tăng trưởng âm 2 tháng liên tiếp kể từ đầu năm đến nay, trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn, doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng...

Tín dụng tăng trưởng âm, khơi thông dòng chảy vốn thế nào?

Tín dụng tăng trưởng âm, khơi thông dòng chảy vốn thế nào?

VOV.VN - Tín dụng tăng trưởng âm 2 tháng liên tiếp kể từ đầu năm đến nay, trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn, doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng...