Doanh nghiệp Bình Định đi đầu về ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi

VOV.VN - Đến nay, việc chuyển đổi số ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định thể hiện rõ nét nhất trên lĩnh vực chăn nuôi. Tại đây, một số doanh nghiệp đi đầu về ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi.

Trang trại nuôi hàng ngàn con gà, heo, bò nhưng toàn bộ hoạt động cho ăn, uống, tiêm phòng đều được thực hiện tự động hóa. Người lao động chỉ quan sát trên màn hình điện tử và điều khiển hệ thống tự động.

Cách làm việc này được thực hiện hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi mà hiện nay nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Bình Định đang áp dụng. Tỉnh Bình Định đang hướng đến hiện thực hóa mục tiêu tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Đến nay, việc chuyển đổi số ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định thể hiện rõ nét nhất trên lĩnh vực chăn nuôi. Tại đây, một số doanh nghiệp đi đầu về ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi. Đó là Công ty Giống gia cầm Minh Dư ở huyện Tuy Phước và Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ở huyện Phù Cát; Khu chăn nuôi tập trung ở phường Nhơn Tân, thị xã An Nhơn với trang trại bò sữa, trang trại nuôi heo ứng dụng công nghệ cao.

Các doanh nghiệp vừa nêu đã bước đầu thành công nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, ấp nở, lai tạo giống, lấy sữa…. Điển hình như tại Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, được thành lập từ năm 2010 với xuất phát điểm trang trại gia đình. Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã vươn lên thành doanh nghiệp cung cấp giống gà ta, gà thả vườn chất lượng cao lớn hàng đầu cả nước.

Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty giống gia cầm Cao Khanh cho biết, từ năm 2016, Công ty đã chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đầu tư hoàn thiện 50 dãy chuồng nuôi nền kín lạnh với chi phí 4 tỷ đồng/chuồng nuôi 10.000 con gà giống.

Đặc biệt, Công ty nhập 10 dãy chuồng nuôi lồng “công nghệ cao” từ Cộng hòa Liên bang Đức với chi phí 8 tỷ đồng/lồng nuôi. Hệ thống trang trại hoàn toàn tự động từ khâu cho ăn, uống, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, gieo phối tinh nhân tạo cho gà bố mẹ… Công nhân vận hành bằng tủ điều khiển từ xa, chỉ vào chuồng kiểm tra định kỳ.

Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Cao Khanh cho biết, nhờ ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí, mỗi năm, công ty đạt lợi nhuận từ 15-20 tỷ đồng.

Theo ông Khanh: “Hiện tại toàn bộ hệ thống chăn nuôi gà bố mẹ, ông bà giống của Cao Khanh toàn bộ tự động hóa 100%, quy trình chăn nuôi khép kín. Hệ thống trang trại chăn nuôi được chia ra 4 khu vực trong đó tách biệt về phần nhiễm sạ, nhiễm chéo. Còn về công nghệ đang ứng dụng công nghệ của Đức, Hà Lan, Pháp. Công nghệ này được nhập về theo 2 diện chuồng nuôi thả nền và diện nuôi chuồng luồng gieo phối tinh nhân tạo cho gà bố mẹ tiết giảm tất cả chi phí".

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Việt - Úc ở huyện Phù Mỹ là đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm giống và tôm thương phẩm xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao như Mỹ, Nhật Bản. Từ năm 2017, Công ty này xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trên diện tích 300 héc ta, công suất 4.500 tấn/năm.

Tại đây, Công ty đầu tư 10 khu nhà màng và 30 khu nhà lưới. Mỗi nhà màng có diện tích 1ha, 1 nhà lưới có diện tích 1ha dùng để nuôi tôm thương phẩm áp dụng công nghệ cao, 100% không sử dụng kháng sinh. Để có nguồn tôm giống chất lượng cao cung cấp cho người nuôi tôm, Công ty chú trọng khâu kiểm soát mầm bệnh trong quá trình sản xuất tôm giống.

Công ty Việt - Úc đã đầu tư xây dựng phòng xét nghiệm bằng kỹ thuật cao Realtime PCR vào việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Đây là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, với hệ thống phòng xét nghiệm kỹ thuật cao này, doanh nghiệp này còn hỗ trợ bà con nuôi tôm xét nghiệm nước, tôm giống trong quá trình thả nuôi, đảm bảo an toàn, hiệu quả mùa vụ. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp tôm nuôi tránh mọi biến động và tác động từ môi trường bên ngoài như: Dịch bệnh, thời tiết, xâm nhập mặn…

Mặt khác, Công ty Việt - Úc còn xây dựng Nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản liền kề với quy mô diện tích 20 ha, khép kín chuỗi giá trị từ tôm bố mẹ đến tôm giống - thức ăn - tôm thương phẩm - chế biến xuất khẩu. Nhà máy chế biến được tự động hóa tối đa dây chuyển sản xuất trên 70%, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến sản phẩm.

Ông Chế Thanh Hưng, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Việt - Úc Bình Định mong muốn sẽ đưa thương hiệu tôm Bình Định ra toàn thế giới.

“Hơn 20 năm qua, Việt - Úc là Tập đoàn tiên phong với định hướng “Vì một ngành tôm Việt Nam công nghệ cao bền vững”. Trong đó, việc ứng dụng các công nghệ vượt trội trong từng phân khúc của chuỗi giá trị khép kín cần đảm bảo yếu tố bền vững. Việc ứng dụng công nghệ là hướng đi tất yếu để giúp ngành phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm" - ông Hưng chia sẻ.

Để tạo bước đột phá trong sản xuất Nông nghiệp, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động về việc “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025”, mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp địa phương. Tỉnh Bình Định hiện có gần 100 doanh nghiệp, chủ trang trại đã xây dựng cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao. Chương trình hành động này đặt ra chỉ tiêu xây dựng 25 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; xây dựng Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, thị xã An Nhơn thành vùng chăn nuôi công nghệ cao.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: “Lĩnh vực chăn nuôi thì trong thời gian qua chúng tôi cũng đã phối hợp với Cục Chăn nuôi xây dựng cơ sở dữ liệu trên đàn vật nuôi, có thể cập nhật, truy cập đến từng cơ. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương các cơ sở chăn nuôi, nhất là các trang trại lớn để đẩy nhanh ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi này.Đối với nuôi trồng thủy sản, những công nghệ hiện nay Việt- Úc đang làm chúng tôi cũng sẽ định hướng chuyển giao cho các cơ sở nuôi trồng trong tỉnh”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương

VOV.VN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có Công văn đến Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương

Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương

VOV.VN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có Công văn đến Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số

VOV.VN - Đổi mới tư duy từ nuôi vịt theo phương thức truyền thống sang mô hình nuôi vịt công nghệ cao khép kín đang là hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về dịch bệnh trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số

Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số

VOV.VN - Đổi mới tư duy từ nuôi vịt theo phương thức truyền thống sang mô hình nuôi vịt công nghệ cao khép kín đang là hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về dịch bệnh trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nuôi loài cá đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân thu tiền tỷ
Nuôi loài cá đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân thu tiền tỷ

VOV.VN - Nhờ việc nuôi thứ cá trông như "cục thịt màu", đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân Tiền Giang thu lãi tiền tỷ mỗi năm.

Nuôi loài cá đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân thu tiền tỷ

Nuôi loài cá đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân thu tiền tỷ

VOV.VN - Nhờ việc nuôi thứ cá trông như "cục thịt màu", đầu lân vảy rồng đẹp ma mị, nông dân Tiền Giang thu lãi tiền tỷ mỗi năm.