Doanh nghiệp chủ động vào chuỗi liên kết ngành mới phát triển bền vững

VOV.VN - Tham gia vào chuỗi giá trị sẽ đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế.

Tập đoàn TH với thương hiệu sữa TH True Milk là một trong những doanh nghiệp lớn có thế mạnh về sản xuất chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy vậy, dù nguồn lực lớn đến đâu, TH cũng khó có thể tự mình làm hết mọi công đoạn sản xuất, đặc biệt là những công đoạn không phải thế mạnh của công ty như sản xuất thức ăn chăn nuôi hay vận tải. Đó là lý do TH phải chủ động đặt hàng các doanh nghiệp nhỏ để hình thành chuỗi liên kết ngành.

Ông Ngô Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH cho biết, trong chuỗi giá trị, TH không bao giờ để các doanh nghiệp đi tìm mình, mà ngược lại, TH sẽ đi tìm họ tham gia chuỗi giá trị của TH.

Điều này thể hiện bằng việc, doanh nghiệp phải liên kết với nông hộ vùng nguyên liệu để cung cấp thêm nguyên liệu đầu vào. Trong vận tải, kho bãi, nhà sản xuất chế biến như TH không thể đầu tư hết được, mà cần sự liên kết với doanh nghiệp bên ngoài. Song, để đảm bảo giá trị của chuỗi, doanh nghiệp chế biến cũng đặt ra các yêu cầu để các doanh nghiệp tham gia các khâu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt, từ đó đảm bảo, nâng chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa.

Hình thành chuỗi liên kết ngành là giải pháp cần thiết cho phát triển bền vững.

Hình thành chuỗi liên kết ngành là giải pháp cần thiết cho phát triển bền vững và chuỗi liên kết phải có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, số doanh nghiệp lớn chủ động tham gia chuỗi liên kết như TH chưa nhiều.

Do đó, hiện việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mô hình chuỗi vẫn chưa phát huy hết tiềm năng trong các khâu để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất với chi phí thấp. Thêm vào đó, việc liên kết giữa các doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị còn hạn chế.

Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực nội tại của các quy chuẩn, chất lượng của doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn trở thành "vệ tinh" của các doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, mặc dù chính sách đã có nhưng chưa đủ, chưa có giải pháp cụ thể để khi thực hiện tham gia chuỗi giá trị, cả doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn có lợi ích trong đó.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, cho rằng: “Tham gia vào chuỗi giá trị, về cơ chế vận hành thì trên lãnh đạo đã hết sức chú trọng đến tư duy đổi mới, nhưng bộ phận ở dưới lại vẫn tạo những điều kiện hết sức khó khăn khi mà các doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đến làm các thủ tục. Thêm vào đó các doanh nghiệp với doanh nghiệp chưa tăng cường sự liên kết hợp tác với nhau. Vấn đề về thị trường vẫn chưa đổi mới tư duy bắt kịp vấn đề này.”

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn sẵn sàng tham gia chuỗi liên kết để nâng cao năng lực. Quan trọng nhất hiện nay là phải thu hút được sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp lớn đầu ngành.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để tham gia vào chuỗi cần đáp ứng được công nghệ, vì vậy sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu về công nghệ, tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng. Đồng thời cần có sự liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia vào chuỗi giá trị.

“Hỗ trợ thúc đẩy cụm liên kết ngành, để triển khai được phải xây dựng dưới dạng một dự án cụ thể. Ví dụ ngành nông nghiệp xây dựng một dự án hỗ trợ phát triển chuỗi về tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phải cụ thể như thế, trong đó phải có một danh sách doanh nghiệp trong vùng như thế này”.

Song song với đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp cận theo hướng mới, hệ thống giải pháp có tính chiến lược cùng với sự phối hợp hành động giữa nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng chiến lược kinh doanh, thương hiệu.

Đồng thời, từng bước tích tụ vốn để tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh liên kết với nhau giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ để tạo ra chuỗi giá trị chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực ngành hàng. Việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế. Từ đó, giúp chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị hàng hoá
Xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị hàng hoá

VOV.VN - Kết nối cung - cầu ngày càng được mở rộng về quy mô hàng hoá, số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia.

Xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị hàng hoá

Xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao giá trị hàng hoá

VOV.VN - Kết nối cung - cầu ngày càng được mở rộng về quy mô hàng hoá, số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển
Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

VOV.VN - Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

VOV.VN - Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Xuất khẩu gà sang Nhật Bản: Thành công từ chuỗi liên kết giá trị
Xuất khẩu gà sang Nhật Bản: Thành công từ chuỗi liên kết giá trị

VOV.VN - Thịt gà sạch vào Nhật Bản mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều loại nông sản sang các thị trường khác nếu xây dựng được chuỗi liên kết giá trị.

Xuất khẩu gà sang Nhật Bản: Thành công từ chuỗi liên kết giá trị

Xuất khẩu gà sang Nhật Bản: Thành công từ chuỗi liên kết giá trị

VOV.VN - Thịt gà sạch vào Nhật Bản mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều loại nông sản sang các thị trường khác nếu xây dựng được chuỗi liên kết giá trị.