Doanh nghiệp đa dạng thị trường xuất khẩu để tránh rủi ro

VOV.VN - Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp dệt may và giày da ở TP.HCM, chiếm từ 40-50% lượng hàng xuất. Trước việc Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế đối ứng với hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày ở TP.HCM đang tìm cách đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro.

Chuẩn bị ứng phó

Việc Mỹ dự kiến áp thuế đối ứng với hàng nhập khẩu vào nước này tuy chưa biết cụ thể ra sao, song nhiều doanh nghiệp ngành dệt may và giày da ở TP.HCM đã chuẩn bị lên phương án ứng phó. Đó là đa dạng hóa thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về giá và chất lượng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Dony đang xuất khẩu 3 container nón kết lưỡi trai cho khách hàng ở Mỹ theo hình thức FOB. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, Dony chuẩn bị ký đơn hàng xuất sang Mỹ cho tháng 5 năm 2025, đồng thời sẽ đàm phán 1 đơn hàng lớn dài hạn 5 năm xuất sang thị trường này, gồm các mặt hàng áo thun và quần áo đồng phục.

Theo ông Phạm Quang Anh - CEO Công ty Cổ phần Quốc tế Dony, không phải đến khi Tổng thống Donald Trump dự kiến tăng áp thuế lên hàng nhập khẩu vào Mỹ thì doanh nghiệp mới chuẩn bị các phương án ứng phó với những thay đổi của thị trường. Bởi hiện nay, thị trường thế giới luôn biến động khó lường, nên doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến sản xuất, trang thiết bị để sản phẩm luôn có giá thành cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đồng thời đa dạng hóa thị trường để giảm rủi ro, dù doanh nghiệp vẫn đang xuất khẩu tốt sang thị trường Mỹ. Và việc đa hóa thị trường phải có sự khác biệt.

"Doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường mà hai nước là đồng minh thì nhiều khi 2 nước cùng áp dụng 1 chính sách thì doanh nghiệp cũng "chết". Vì vậy, chúng tôi đa hạng hóa thị trường nhưng phải khác biệt nhau nhiều. Ví dụ như Dony có 2 thị trường truyền thống Mỹ và Trung Đông thì gần đây doanh nghiệp xuất sang thị trường Đông Nam Á, Nga và bây giờ là doanh nghiệp có hợp đồng đầu tiên xuất hàng sang Châu Phi" - ông Quang Anh nói.

Nâng cao sức cạnh tranh

Cùng với ngành giày da, các doanh nghiệp ở TP.HCM xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ chiếm từ 40%-50%. Nhiều doanh nghiệp cũng đang nghe ngóng tình hình, chuẩn bị các kế hoạch cần thiết.

Công ty TNHH Giày Gia Định có hơn phân nửa sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ. Năm 2024, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, và đã nhận đơn hàng đến tháng 6 năm nay. Ông Nguyễn Chí Trung -Tổng giám đốc Công ty TNHH Giày Gia Định cho biết, sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là giày thời trang. Các mặt hàng giày chất liệu da thật và có nhiều chi tiết thủ công thì được hưởng thuế suất 0%, còn giày bằng da công nghiệp (giả da) thì chịu mức thuế bằng khoảng phân nửa thuế suất Mỹ đang áp cho Trung Quốc 17%.

Nếu Mỹ áp mức thuế mới thì doanh nghiệp sẽ thay đổi cơ cấu sản phẩm, tập trung xuất khẩu mặt hàng giày da cao cấp vào thị trường này, vì đây là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục đa dạng hóa thị trường, xuất sang Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và đẩy mạnh cải tiến công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

"Doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí, cải tiến thiết bị, công nghệ, ví dụ trước đây công đoạn này 10 công nhân làm nhưng giờ giảm chỉ còn 5-6 người. Doanh nghiệp cũng tìm cách giảm chi phí tiêu hao năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, xanh, năng lượng tái tạo trong sản xuất và làm hệ thống năng lượng mặt trời" - Ông Nguyễn Chí Trung chia sẻ.

Trước những biến động khó lường và khó khăn của thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, UBND TP.HCM giao Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Hội Da giày Thành phố đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng thị trường cho doanh nghiệp, chứ không "bỏ trứng vào 1 giỏ".

Năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024 (đã đạt kim ngạch 24 tỷ USD). Còn ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 13% so với năm 2024, đạt kim ngạch 47 - 48 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM cũng đặt mục tiêu tăng trưởng có thể lên đến 15%.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch Hội Da giày TP.HCM chia sẻ: "Các doanh nghiệp giày da chưa biết hướng áp thuế của ông Donald Trump như thế nào, tuy nhiên hội cũng phối hợp với ITPC mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường. Sắp tới hội phối hợp ITPC khảo sát, tìm thị trường mới cho doanh nghiệp như Trung Đông, Châu Phi… để hỗ trợ đa dạng hóa thị trường cho doanh nghiệp".

Việc Mỹ dự kiến tăng thuế nhập khẩu không chỉ khiến doanh nghiệp Việt Nam lo lắng mà cả doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam cũng lo ngại. Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), nhiều doanh nghiệp Mỹ lo chi phí gia tăng do thuế quan có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và buộc họ phải xem xét lại mô hình hoạt động, phí tăng thêm sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh. Bởi tăng thuế quan có thể làm giảm khối lượng thương mại, gián đoạn quan hệ hợp tác kinh doanh dài hạn, dẫn đến giá cả gia tăng đối với người tiêu dùng Mỹ.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Tết, doanh nghiệp TP.HCM tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu
Sau Tết, doanh nghiệp TP.HCM tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu

VOV.VN - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM đã nhanh chóng quay trở lại sản xuất, chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu đầu năm. Doanh nghiệp cũng kỳ vọng năm 2025, đơn hàng sẽ tăng hơn năm trước từ 5%-15%.

Sau Tết, doanh nghiệp TP.HCM tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu

Sau Tết, doanh nghiệp TP.HCM tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu

VOV.VN - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM đã nhanh chóng quay trở lại sản xuất, chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu đầu năm. Doanh nghiệp cũng kỳ vọng năm 2025, đơn hàng sẽ tăng hơn năm trước từ 5%-15%.

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM công bố thưởng Tết: Cao nhất 237 triệu đồng
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM công bố thưởng Tết: Cao nhất 237 triệu đồng

VOV.VN - Công đoàn các Khu chế xuất - công nghiệp TP.HCM cho biết, đến nay đã có 173/1.000 Công đoàn cơ sở gửi báo cáo về tình hình thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động.

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM công bố thưởng Tết: Cao nhất 237 triệu đồng

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM công bố thưởng Tết: Cao nhất 237 triệu đồng

VOV.VN - Công đoàn các Khu chế xuất - công nghiệp TP.HCM cho biết, đến nay đã có 173/1.000 Công đoàn cơ sở gửi báo cáo về tình hình thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động.

29 doanh nghiệp Thương hiệu Vàng TP.HCM giải quyết việc làm cho 93.000 lao động
29 doanh nghiệp Thương hiệu Vàng TP.HCM giải quyết việc làm cho 93.000 lao động

VOV.VN - UBND TPHCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM năm 2024 với chủ đề "Đổi mới và Bền vững" tối 3/1. Các doanh nghiệp đạt giải thưởng này có tổng doanh thu 258.000 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho 93.000 lao động và đóng góp cho ngân sách gần 11.000 tỉ đồng.

29 doanh nghiệp Thương hiệu Vàng TP.HCM giải quyết việc làm cho 93.000 lao động

29 doanh nghiệp Thương hiệu Vàng TP.HCM giải quyết việc làm cho 93.000 lao động

VOV.VN - UBND TPHCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM năm 2024 với chủ đề "Đổi mới và Bền vững" tối 3/1. Các doanh nghiệp đạt giải thưởng này có tổng doanh thu 258.000 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho 93.000 lao động và đóng góp cho ngân sách gần 11.000 tỉ đồng.