Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu

VOV.VN - Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. 

Dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may bị đứt gãy, song rất nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. 

Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may trong 2 năm xảy ra dịch Covid-19, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là “chìa khóa” giúp phát triển bền vững. 

"Chúng tôi đã có chiến lược để phát triển chuỗi cung ứng nội địa trong hệ thống Tập đoàn, từ sợi, dệt, nhuộm, may và hướng đến trở thành một nhà cung cấp trọn gói, một điểm đến cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Dự kiến là chúng tôi tập trung từ giờ cho đến năm 2025 sẽ phát triển một chuỗi dệt kim hoàn chỉnh.

Chúng tôi có một hệ thống sản xuất sợi phát triển tương đối hoàn chỉnh trong 5 năm qua cũng như khu vực may có quy mô và có uy tín, bài học ưu tiên mà Tập đoàn luôn đặt ra trong bối cảnh của dịch bệnh chính là bảo toàn lực lượng lao động và duy trì vị trí cung ứng dệt may toàn cầu, là mục tiêu của cả ngành dệt may. Ngoài kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngành dệt may cũng luôn đặt mục tiêu về an sinh xã hội, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động" - ông Vương Đức Anh cho biết.

Năm 2022, các doanh nghiệp dệt may nỗ lực xây dựng để trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt
Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

VOV.VN - Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

VOV.VN - Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19
Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch
Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

VOV.VN - Xu hướng dịch chuyển đơn hàng, gia tăng chi phí và nguy cơ thiếu lao động của các doanh nghiệp sẽ là những áp lực lớn cho ngành dệt may trong những năm tới.

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

VOV.VN - Xu hướng dịch chuyển đơn hàng, gia tăng chi phí và nguy cơ thiếu lao động của các doanh nghiệp sẽ là những áp lực lớn cho ngành dệt may trong những năm tới.