Doanh nghiệp nhập lậu xe cũ nát để làm gì?

Hàng loạt vụ nhập lậu xe cũ nát bị phát hiện nhưng mục đích của việc nhập khẩu vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Từ đầu năm đến nay, Hải quan Hải Phòng liên tiếp phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển trái phép những chiếc xe ô tô cũ nát, những chiếc ô tô hạng sang còn khá mới nhưng bị va đập, biến dạng hay linh kiện ô tô đã qua sử dụng. Số xe này được nhập về với mục đích gì? Phải chăng đang có đường dây tuồn các loại xe cũ, nát về Việt Nam?

“Xe nát” gắn mác phế liệu

Cuối tháng 3, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) đã thực hiện thành công chuyên án liên quan đến hành vi nhập lậu phụ tùng ô tô đã qua sử dụng, xe gắn máy đã qua sử dụng. Số hàng được đóng trong 2 container vận chuyển trên tàu SUPA BHUM từ Hong Kong (Trung Quốc) cập Cảng Hải Phòng ngày 23/3/2014.

Theo khai báo, hàng hóa là thép phế liệu. Tuy nhiên, khi hàng cập cảng doanh nghiệp đứng tên nhận hàng trên vận đơn đã từ chối nhận lô hàng. Qua quá trình nắm bắt thông tin, lực lượng Kiểm soát Hải quan nhận định lô hàng có nhiều dấu hiệu nghi vấn và tiến hành kiểm tra thực tế 2 container nêu trên.

Xe nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khấu. (Ảnh: Infonet)

Kết quả khám sơ bộ cho thấy hàng là xe máy các loại (nguyên chiếc và một số chiếc đã được tháo, cắt rời) và phụ tùng ô tô đã qua sử dụng được đóng trong những thùng gỗ lớn. Tất cả số hàng hóa này đều thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo Nghị định số 187/NĐ-CP của Chính phủ.

Vào đầu tháng 3, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III đã phát hiện lô hàng 12 xe ôtô 4 chỗ đã qua sử dụng với nhiều chủng loại khác nhau (Kia; Matiz...) cắt cabin và tháo rời một số phụ tùng, linh kiện đi kèm đóng trong 1 container vận chuyển trên tàu Concord 0290-540S từ cảng Pusan (Hàn Quốc) đến Cảng Greenport Hải Phòng ngày 11-2-2014, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Huệ Minh có địa chỉ tại Thái Bình đứng tên trên vận đơn.

Trước đó, ngày 2/1, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng quyết định khám xét 1 container loại 40 feet được xuất đi từ Hong Kong (Trung Quốc). Khi cập cảng Hải Phòng trên vận đơn của lô hàng thể hiện là “kim loại”. Doanh nghiệp đứng tên nhận hàng trên vận đơn là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hà Nam (Hải Phòng) từ chối nhận hàng.

Theo kết quả khám xét của Đội Kiểm soát Hải quan, trong container không chứa phế liệu như khai báo mà là 3 chiếc xe ô tô hạng sang đã qua sử dụng gồm: 1 xe Lexus GX 460, 1 xe thể thao BMW loại 2 cửa và 1 xe Honda CRZ thể thao 2 cửa. Theo quan sát của chúng tôi tại hiện trường, 3 chiếc xe này còn khá mới nhưng bị móp méo, biến dạng ở nhiều vị trí đặc biệt là khung xe, kính xe… Trong 3 chiếc xe, chiếc BMW còn lành lặn nhất nhưng cũng vỡ một vài ví trí ở đèn pha trước.

Nhập “xe nát” làm gì?

Hiện nay, 3 vụ việc nêu trên vẫn đang được Hải quan Hải Phòng điều tra xử lí. Do đó, vấn đề nhập lậu số xe trên về Việt Nam vào mục đích gì vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, một cán bộ Hải quan có kinh nghiệm ở Hải quan Hải Phòng cho rằng, không thể có chuyện chuyển nhầm, gửi nhầm hàng hóa.

Việc cố tình đưa các lô hàng về Việt Nam không ngoài mục đích lợi nhuận. Bởi với những xe cũ, nát như trên ở nước ngoài giá khá rẻ, nhưng nếu đưa trót lọt về Việt Nam các đối tượng có thể bán bán linh kiện có giá trị cho các đầu nậu trong nước, các chi tiết còn lại sẽ được bán cho làng chuyên “mổ xe”. Với việc “mổ” từ máy bay, xe tăng, xe đặc chủng cũ… ở Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), hay làng chuyên “mổ xe” ở Tề Lỗ, Yên Lạc (Vĩnh Phúc)…, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo chúng tôi, nhận định trên là có cơ sở vì những lô xe nhập lậu này sẽ không có đủ giấy tờ để thực hiện đăng kí trong nước. Mặt khác, với những “xe nát”, biến dạng khung sườn đã qua sử dụng như trên cũng không đáp ứng được được điều kiện về đăng kiểm xe cơ giới ở Việt Nam.

Theo Điều 8, Thông tư 131/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng phải “không nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách; cửa lên xuống đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở khi xe chạy; gương chiếu hậu đủ số lượng, đúng chủng loại, lắp đặt chắc chắn”; hay “khung xe không nứt, gãy, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt. Không mọt gỉ làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của các kết cấu”…

Trong khi đó, nhưng chiếc xe do Hải quan Hải Phòng phát hiện đều bị móp méo khung, sườn, cửa xe, thậm chí cắt cả mui xe… Rõ ràng những chiếc xe như thế không thể qua “cửa” Đăng kiểm.

Một cán bộ Hải quan Hải Phòng chia sẻ thêm, hiện đang có nghi vấn một số đối tượng sau khi đi xuất khẩu lao động, hay đi du học, du lịch ở các nước, nhất là Hàn Quốc, tìm cách mua các loại hàng hóa trôi nổi trên thị trường sở tại sau đó tìm cách đưa về Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an Hà Nội thu giữ hàng trăm xe đạp điện nhập lậu
Công an Hà Nội thu giữ hàng trăm xe đạp điện nhập lậu

VOV.VN -Những chiếc xe đạp điện được nhập khung từ nước ngoài, sau đó mang về lắp ráp và bán cho các đại lý trên toàn quốc.

Công an Hà Nội thu giữ hàng trăm xe đạp điện nhập lậu

Công an Hà Nội thu giữ hàng trăm xe đạp điện nhập lậu

VOV.VN -Những chiếc xe đạp điện được nhập khung từ nước ngoài, sau đó mang về lắp ráp và bán cho các đại lý trên toàn quốc.

Xe đạp điện nhập lậu đang gây nguy hiểm cho người tiêu dùng
Xe đạp điện nhập lậu đang gây nguy hiểm cho người tiêu dùng

VOV.VN -Xe đạp điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc, lộn xộn giá cả và chất lượng… đang gây nguy hiểm cho thị trường và người tiêu dùng.

Xe đạp điện nhập lậu đang gây nguy hiểm cho người tiêu dùng

Xe đạp điện nhập lậu đang gây nguy hiểm cho người tiêu dùng

VOV.VN -Xe đạp điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc, lộn xộn giá cả và chất lượng… đang gây nguy hiểm cho thị trường và người tiêu dùng.

Hà Nội bắt giữ lô hàng đồng hồ cổ nhập lậu trị giá hàng tỷ
Hà Nội bắt giữ lô hàng đồng hồ cổ nhập lậu trị giá hàng tỷ

VOV.VN -Loại bình thường từ 20 đến 30 triệu đồng/chiếc, còn những chủng loại đắt tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Hà Nội bắt giữ lô hàng đồng hồ cổ nhập lậu trị giá hàng tỷ

Hà Nội bắt giữ lô hàng đồng hồ cổ nhập lậu trị giá hàng tỷ

VOV.VN -Loại bình thường từ 20 đến 30 triệu đồng/chiếc, còn những chủng loại đắt tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.