Doanh nghiệp ở Bình Dương bỡ ngỡ trước “vũ điệu số hóa"

VOV.VN - Thủ phủ công nghiệp Bình Dương đang nỗ lực chuyển đổi số, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn bỡ ngỡ, loay hoay tìm hướng đi. Đó là các chia sẻ của doanh nghiệp khi tham gia Hội nghị “Xu hướng chuyển đổi kép và vai trò của công nghệ trong sứ mệnh phát triển kinh tế số tỉnh Bình Dương” do Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.


Thiếu kiến thức, nguồn lực là rào cản lớn

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Nhận thức được điều này, Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khó khăn đầu tiên là thiếu kiến thức và nguồn lực. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nguồn thông tin đầy đủ về chuyển đổi số, dẫn đến băn khoăn về cách bắt đầu, lựa chọn công nghệ phù hợp và triển khai hiệu quả.

Thiếu hụt nhân lực có chuyên môn về công nghệ số cũng là rào cản lớn. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho chuyển đổi số không nhỏ, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính để đầu tư vào hệ thống phần mềm, thiết bị và đào tạo nhân lực.

Bên cạnh những khó khăn chung như: thiếu kiến thức, nguồn lực, nhiều doanh nghiệp còn lo ngại về nguy cơ tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu.

Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách tỉnh Bình Dương chia sẻ, Hiệp hội có hơn 20 thành viên nhưng chưa doanh nghiệp nào tham gia chuyển đổi số trong sản xuất vì họ chưa biết bắt đầu như thế nào. Bà Liên đề xuất: "Có thể lấy mô hình nào đó trong ngành da giày hoặc dệt may để hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành từng bước thực hiện chuyển đổi số và áp dụng trong nhà máy của họ để đạt hiệu quả. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa biết bắt đầu như thế nào”.

Ông Nguyễn Quang Sang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistis Bình Dương cho biết, hiệp hội mong muốn được hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn để nâng cao hiểu biết về công nghệ số cho ngành logistics. Với khoảng 30 thành viên, Hiệp hội đang triển khai các định hướng hỗ trợ và kết nối để giúp doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số.

"Hiệp hội sẽ mời gọi các đơn vị công nghệ số và trường đại học để hỗ trợ nguồn nhân lực cho logistics. Đồng thời, chúng tôi sẽ kết nối với Mobifone và các nhà cung cấp phần mềm để mời họ trình bày sâu hơn, chi tiết hơn về công nghệ số, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ vào lĩnh vực logistics”, ông Nguyễn Quang Sang cho biết.

Doanh nghiệp cần trợ lực

Để giải quyết những lo ngại này, theo các chuyên gia, cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực để doanh nghiệp tự tin tham gia chuyển đổi số. Các hiệp hội phải đóng vai trò kết nối doanh nghiệp với các nhà cung cấp giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cao cấp và Chủ nhiệm cao cấp chương trình đào tạo tiến sĩ Đại học RMIR cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số thành công, người đứng đầu doanh nghiệp cần hiểu rõ và theo sát quá trình thực hiện. Hiệp hội cần kết nối doanh nghiệp với các chính sách hỗ trợ phù hợp.

“Hiện tại doanh nghiệp nhỏ cần phải bám theo chuyến lược của cả nước là đến năm 2025-2030 sẽ là quốc gia số. Chính phủ có nhiều nguồn lực, nguồn hỗ trợ về vốn, liên quan đến training, do đó doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phối hợp với hội doanh nghiệp, hợp tác xã để có thể nhận được sự hỗ trợ”, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy đề xuất.

Để thực hiện chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Chương trình này vạch ra lộ trình giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Trước tiên là tập trung nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện đang triển khai tại 63 tỉnh thành trong 3 năm qua. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được tư vấn lộ trình và đào tạo chuyên sâu.

"Trong quá trình nâng cao nhận thức, tư vấn lộ trình và đào tạo chuyên sâu, sau đó doanh nghiệp họ đã sẵn sàng khí có những dữ liệu để chuyển đổi số từng phần trước. Sau đó, họ có thể mở rộng sang chuyển đổi số toàn phần. Khi chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường và vươn ra thị trường quốc tế”, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, hiệp hội và doanh nghiệp. Thay vì thụ động chờ đợi, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin, nâng cao nhận thức và tích cực áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để không bị tụt hậu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững
Doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với những thách thức mới, để bắt kịp và tiến xa, DN không thể chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số. Nhiều DN đang thực hiện các giải pháp sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.

Doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững

Doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với những thách thức mới, để bắt kịp và tiến xa, DN không thể chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số. Nhiều DN đang thực hiện các giải pháp sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Đa số doanh nghiệp chưa sẵn sàng với chuyển đổi số và chưa biết tìm kiếm kênh hỗ trợ cho chuyển đổi ở đâu.

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Đa số doanh nghiệp chưa sẵn sàng với chuyển đổi số và chưa biết tìm kiếm kênh hỗ trợ cho chuyển đổi ở đâu.

Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển đổi số để xây dựng đô thị thông minh
Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển đổi số để xây dựng đô thị thông minh

VOV.VN - Thực hóa Nghị quyết 02/2024 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ xuyên suốt. Nhiệm vụ này không chỉ nhằm nâng cao năng lực quản trị công, chính quyền số mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của địa phương.

Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển đổi số để xây dựng đô thị thông minh

Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển đổi số để xây dựng đô thị thông minh

VOV.VN - Thực hóa Nghị quyết 02/2024 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ xuyên suốt. Nhiệm vụ này không chỉ nhằm nâng cao năng lực quản trị công, chính quyền số mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của địa phương.