Doanh nghiệp Pháp tìm hiểu cảng biển và logistic Việt Nam

(VOV) - Chương trình công tác của đoàn sẽ diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo tin từ Cơ quan thương mại Ubifrance Việt Nam, từ ngày 24 - 27/9, đoàn 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển và logistic. Chương trình công tác của đoàn sẽ diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một góc cảng Hải Phòng - cảng biển quan trọng của phía Bắc Việt Nam.

Đến Việt Nam lần này, đoàn doanh nghiệp Pháp gồm: Tập đoàn Bolloré - nhà đầu tư và điều hành cảng biển; Egis International - tư vấn, thiết kế hạ tầng giao thông và cảng; Freyssinet - chuyên gia về xây dựng và tu sửa kết cấu; Vinci Construction Grands Projets - tập đoàn hàng đầu thế giới về xây dựng và điều hành nhượng quyền; WFS - vận hành cảng hành khách.

Các doanh nghiệp Pháp sẽ có các cuộc gặp gỡ, tìm hiểu các đơn vị lớn của Việt Nam trong ngành cảng biển như: Bộ Giao thông Vận tải; Tập đoàn hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà điều hành cảng container lớn tại Việt Nam.

Đoàn doanh nghiệp cũng sẽ có những chuyến tham quan cảng và cơ sở hậu cần tại cảng Hải Phòng - cảng biển quan trọng của phía Bắc Việt Nam; Cảng Đình Vũ, Cát Lái, Long Bình IDC, các cảng nước sâu đầu tiên tại Việt Nam: Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), Baria Serece…). Thông qua đó, các doanh nghiệp Pháp cũng sẽ giới thiệu kinh nghiệm của họ tới các đối tác Việt Nam.

Thông qua chuyến công tác, các doanh nghiệp Pháp sẽ tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các dự án cảng biển và chính sách đối với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài; Nắm bắt cơ hội để thiết lập, củng cố mối quan hệ giữa các bên, doanh nghiệp Pháp và Việt Nam trong ngành, trong mối tương quan đối tác song phương bền vững trong thương mại, công nghiệp và công nghệ.

Với 3300 km chiều dài bờ biển và xu thế hội nhập quốc tế, tiềm năng biển của Việt Nam là không thể phủ nhận. Vận tải biển là phương thức vận tải chủ yếu cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Những năm gần đây, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng biển của Việt Nam không ngừng tăng. Cảng biển nước sâu đầu tiên ở phía Nam đã là bước ngoặt trong tiến trình hội nhập, giao thương của Việt Nam với bên ngoài. Các dự án cảng nước sâu khác cũng đang được tiến hành triển khai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Rịa – Vũng Tàu sớm trở thành TP cảng biển hiện đại
Bà Rịa – Vũng Tàu sớm trở thành TP cảng biển hiện đại

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tỏ rõ vai trò, vị thế quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bà Rịa – Vũng Tàu sớm trở thành TP cảng biển hiện đại

Bà Rịa – Vũng Tàu sớm trở thành TP cảng biển hiện đại

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tỏ rõ vai trò, vị thế quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hơn 360.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam
Hơn 360.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam

Dự kiến, lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển tại thời điểm năm 2015 khoảng 500-600 triệu tấn/năm. Năm 2020 khoảng 900 đến 1,1 triệu tấn/năm và tăng lên đến 2.100 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2020.

Hơn 360.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam

Hơn 360.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam

Dự kiến, lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển tại thời điểm năm 2015 khoảng 500-600 triệu tấn/năm. Năm 2020 khoảng 900 đến 1,1 triệu tấn/năm và tăng lên đến 2.100 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2020.

Kiến nghị về quy hoạch cảng biển
Kiến nghị về quy hoạch cảng biển

Quy hoạch phát triển cảng biển phải gắn với quy hoạch giao thông cầu đường, luồng lạch ra vào cảng…

Kiến nghị về quy hoạch cảng biển

Kiến nghị về quy hoạch cảng biển

Quy hoạch phát triển cảng biển phải gắn với quy hoạch giao thông cầu đường, luồng lạch ra vào cảng…