Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế khó tiếp cận vốn vay ưu đãi

VOV.VN - Hôm nay (21/3), Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị “Đối thoại kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp” nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Hội nghị có sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp nhằm tìm cách tháo gỡ vướng mắc về vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 6.000 doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại hội nghị này, các doanh nghiệp thẳng thắn nêu lên những khó khăn vướng mắc khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ ưu đãi.

"Về lãi suất, năm ngoái đến bây giờ vẫn chưa được hạ. Có những doanh nghiệp hiện nay vẫn trên 15%-16%. Với cá nhân, kinh doanh cá thể, đáng lẽ Ngân hàng phải giảm lãi cho họ vì họ mới khởi nghiệp nhưng hiện tại họ vẫn vay như vậy. Có những chị bây giờ đã thẩm định mà chưa vay, lãi đến 13%. Cho nên, đề nghị Ngân hàng cũng nên điều chỉnh lại một chút", bà Đặng Thị Dương, Giám đốc Công ty TNHH Volga Việt Nga, Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế nêu ý kiến.

Năm 2023, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc tiếp cận vốn và các chính sách của doanh nghiệp còn gặp một số vướng mắc như: năng lực quản trị và năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thấp, gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi triển khai còn nhiều hạn chế.

"Tất cả các chính sách cơ chế của nhà nước thì ổn. Nhưng cụ thể điều kiện kèm theo rất khó. Như hỗ trợ 2% lãi suất ngân hàng, trên địa bàn chỉ có 6 doanh nghiệp được hỗ trợ. Với dư nợ tín dụng đến mấy nghìn tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp đủ điều kiện chỉ vay được 61 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Chính sách thì có mà không tiếp cận được là do các điều kiện kèm theo. Cái này phải sửa đổi, phải bổ sung, nếu không thay đổi thì chính sách cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp không tiếp cận được dẫn tới  phá sản", ông Phan Quý Phương cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn cho doanh nghiệp: Cần giải pháp trước mắt và lâu dài
Vốn cho doanh nghiệp: Cần giải pháp trước mắt và lâu dài

VOV.VN - Việc nghiên cứu để sớm có được chính sách tài chính phù hợp, lâu dài cho phát triển công nghiệp ổn định, bền vững là vấn đề đặt ra.

Vốn cho doanh nghiệp: Cần giải pháp trước mắt và lâu dài

Vốn cho doanh nghiệp: Cần giải pháp trước mắt và lâu dài

VOV.VN - Việc nghiên cứu để sớm có được chính sách tài chính phù hợp, lâu dài cho phát triển công nghiệp ổn định, bền vững là vấn đề đặt ra.

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Lần đầu tiên trong 2 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất điều hành. Trong đó, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm tới 1%. Đây được cho là bước đi quan trọng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Lần đầu tiên trong 2 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất điều hành. Trong đó, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm tới 1%. Đây được cho là bước đi quan trọng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Cần tháo gỡ điểm nghẽn cho dòng vốn
Cần tháo gỡ điểm nghẽn cho dòng vốn

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế đánh giá, khó khăn của DN Việt Nam hiện nay là khó khăn nhất thời, điều quan trọng phải xử lý điểm nghẽn dòng vốn để chuyển vào sản xuất, kinh doanh. 

Cần tháo gỡ điểm nghẽn cho dòng vốn

Cần tháo gỡ điểm nghẽn cho dòng vốn

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế đánh giá, khó khăn của DN Việt Nam hiện nay là khó khăn nhất thời, điều quan trọng phải xử lý điểm nghẽn dòng vốn để chuyển vào sản xuất, kinh doanh.