Doanh nghiệp Việt đã ngày càng quan tâm đến hoạt động “xuất khẩu số”

VOV.VN - Đẩy mạnh xuất khẩu số thông qua các sàn thương mại điện tử toàn cầu, được đánh giá là cơ hội tối ưu cho các doanh nghiệp và ngành hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.


Nếu năm 2018, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) từ DN tới người tiêu dùng (B2C) đạt khoảng 8 tỷ USD, đến năm 2023 vừa qua con số này đã tăng lên tới 20,5 tỷ USD. Tỷ trọng doanh thu TMĐT đã chiếm tới gần 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Tăng trưởng doanh thu trực tuyến năm 2023 đạt hơn 54% so với năm 2022. Khi hoạt động này đã không còn xa lạ ở thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu trực tuyến là cơ hội lớn và doanh nhân, DN nào sớm nhận diện và nhanh nhạy tham gia chắc chắn sẽ tăng tốc phát triển tốt.

Thương mại điện tử đi sâu về “chất”

Không phải đến nay xuất khẩu trực tuyến mới được cộng đồng doanh nhân, DN Việt Nam quan tâm. Hoạt động này đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ giai đoạn toàn nền kinh tế chịu tác động từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, lượng doanh nhân, DN quan tâm xuất khẩu đa biên giới thông qua TMĐT đã đi sâu về “chất”, tức là không chỉ cố kiếm được các đơn hàng mà còn quan tâm lựa chọn, quảng cáo sản phẩm trên các gian hàng như thế nào để duy trì được lượng khách hàng trung thành toàn cầu. Cách thức giao dịch, vận chuyển như thế nào để đảm bảo tối ưu chi phí, an toàn nguồn hàng khi giao dich xuyên biên giới; quan tâm nhận diện các hợp đồng trực tuyến, với các chữ ký số, con dấu online… 

Một trong những lí do dược doanh nhân Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc điều hành Alan Capital, chuyên cung cấp mặt hàng lá tre cho các đối tác ở thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lí giải, như vừa qua, một số hoạt động xuất nhập khẩu bị lừa đảo ở các thị trường nên rất cần cơ quan chức năng can thiệp các vấn đề pháp lý rõ ràng để đảm bảo cho DN Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường được đảm bảo, tránh bị các trường hợp lừa đảo. “Với các hoạt động chuyển đổi số, các DN cũng chủ động tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhưng vẫn rất cần cơ quan chức năng hỗ trợ”, ông Đạt đề xuất.

Đó là những tín hiệu rất tích cực cho thấy doanh nhân, DN Việt đã và đang quan tâm hoạt động “xuất khẩu số’. Thời gian qua, theo nhìn nhận của các chuyên gia cả trong nước lẫn chuyên gia quốc tế, cơ hội tăng tốc xuất khẩu trực tuyến của sản phẩm, hàng hoá Việt rất nhiều nhưng rào cản, bất cập cũng nhiều, khiến cho hiệu quả không tương xứng.

Các rào cản, bất cập chủ yếu do các yếu tố chủ quan, như DN hiểu về sự cần thiết phải chuyển đổi số, xúc tiến xuất khẩu trực tuyến nhưng đa phần không biết phải bắt đầu từ đâu, hay tìm tới đâu để biết được những công đoạn cần quan tâm trong xuất khẩu trực tuyến. Việc thiếu nhân sự hiểu biết xuất khẩu trực tuyến là rào cản lớn thứ hai. Và vấn đề thứ 3, được nhiều chuyên gia chỉ rõ là nhiều DN sau khi đã tiếp cận được với hoạt đông xuất khẩu trực tuyến, thông qua các sàn TMĐT lại quên đổi mới sáng tạo – sản phẩm hàng hoá không phong phú, đa dạng, cách thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm không được cải tiến thường xuyên, liên tục khiến lượng khách hàng ngày càng sụt giảm.   

Đó là lí do nhiều năm qua các Bộ, ngành chức năng trong đó có Bộ Công Thương, trực tiếp là Cục Xúc tiến thương mại đã nỗ lực thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, các hoạt động xúc tiến thương mại số tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa DN và thị trường, từ đó mang lại những kết quả thực tiễn củng cố niềm tin và tạo đà cho DN, đặc biệt là trong bối cảnh còn nhiều rất nhiều khó khăn, thách thức của năm 2024.

“Bộ Công Thương đã tập trung nghiên cứu triển khai và điều chỉnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với tình hình thực tiễn, phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế nhằm đồng hành hiệu quả nhất đối với DN”, ông Phú nói.

Hỗ trợ kiến thức xuất khẩu qua nền tảng số

Một trong những hoạt động hiệu quả đã và đang được Bộ Công Thương triển khai cho cùng mục đích này, đó là phối hợp với 2 sàn TMĐT lớn nhất thế giới - Alibaba và Amazone, tổ chức các khoá tập huấn, hỗ trợ hàng nghìn DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam có thêm kiến thức xuất khẩu hàng hoá qua nền tảng số. Qua gần 5 năm, đã có hàng nghìn DN được hỗ trợ. 

Ông Vũ Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phú Long Global và bà Nguyễn Phương Hạnh, Phụ trách xuất khẩu đường biển, công ty Vinalink Logistics là ví dụ. “Tạo lập gian hàng trên Alibaba DN sẽ có rất nhiều lợi thế: số lượng khách hàng lớn, quy trình trên sàn sẽ hỗ trợ nhiều cho cả người bán lẫn người mua. Người mua sẽ tin tưởng hơn khi thanh toán vì có nhiều chính sách bảo hành, người bán cũng sẽ yên tâm hơn. Việc mua, bán sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn so với kênh xuất khẩu truyền thống rất nhiều”, ông Nam phân tích

“Hạn chế của các DN Việt Nam chính là vấn đề marketing chưa tốt. Thường DN có gì bán nấy, nhưng bên Mỹ họ không như vậy. Amazon họ hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm và tạo lập các buổi tư vấn cụ thể hơn cho DN”, bà Hạnh cho biết thêm.

Việc hỗ trợ DN đa dạng các kênh phát triển thị trường là ưu tiên hàng đầu trong rất nhiều chương trình hành động của các Bộ, ngành liên quan đến hoạt động thương mại số, đặc biệt là Bộ Công Thương. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại thế hệ mới mở ra cơ hội lan toả sản phẩm hàng hoá Việt, mở ra cơ hội tăng tốc phát triển cho các DN Việt, nhưng cũng đồng thời có thêm những điều khoản mới – khắt khe hơn, liên quan đến xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới.

Rõ ràng, nhiệm vụ của cơ quan chức năng cũng nhiều hơn, đặc biệt trong hỗ trợ cộng đồng DN. Đối vơi các DN, doanh nhân phải nhận thấy rõ lợi thế, thách thức của DN mình, sản phẩm của mình để nỗ lực tìm giải pháp tiếp cận thị trường thương mại số tối ưu, thuận lợi và bền vững nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới: Kinh nghiệm nào dẫn đến thành công?
Xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới: Kinh nghiệm nào dẫn đến thành công?

VOV.VN - Cơ chế hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua nền tảng kinh doanh B2B của Alibaba.com, đang tạo nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, nếu biết tận dụng và chọn lọc những sản phẩm phù hợp.

Xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới: Kinh nghiệm nào dẫn đến thành công?

Xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới: Kinh nghiệm nào dẫn đến thành công?

VOV.VN - Cơ chế hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua nền tảng kinh doanh B2B của Alibaba.com, đang tạo nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, nếu biết tận dụng và chọn lọc những sản phẩm phù hợp.

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh với kinh doanh và xuất khẩu trực tuyến
Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh với kinh doanh và xuất khẩu trực tuyến

VOV.VN - Tập huấn, hỗ trợ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyến từng bước giúp các doanh nghiệp sử dụng hữu hiệu các công cụ quảng bá, tiếp cận thị trường từ đó nâng cao doanh số.

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh với kinh doanh và xuất khẩu trực tuyến

Doanh nghiệp cần tiếp cận nhanh với kinh doanh và xuất khẩu trực tuyến

VOV.VN - Tập huấn, hỗ trợ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyến từng bước giúp các doanh nghiệp sử dụng hữu hiệu các công cụ quảng bá, tiếp cận thị trường từ đó nâng cao doanh số.

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến thành công
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến thành công

VOV.VN - Việc chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để xuất khẩu không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến thành công

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến thành công

VOV.VN - Việc chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để xuất khẩu không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.