ADB đề xuất hỗ trợ Việt Nam trên 3 trụ cột

VOV.VN - ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam với những khoản đầu tư nhằm thúc đẩy tạo việc làm và khả năng cạnh tranh, tăng cường cơ sở hạ tầng và ứng phó BĐKH.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Chiến lược đối tác quốc gia 2016-2020 tại buổi họp báo ở Hà Nội sáng nay (11/10), nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 5 năm tới.

Buổi họp báo của ADB tại Hà Nội sáng nay (11/10)

Sự trỗi dậy của kinh tế Việt Nam

Theo đánh giá của các chuyên gia ADB, Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng nhanh (trung bình trên 6,5%/năm trong giai đoạn 1991–2015) đã làm thay đổi đất nước, từ một trong những nước nghèo nhất châu Á trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, với GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.109 USD.

ADB nhận định, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu quan trọng, giải phóng nền kinh tế và phát huy các lợi thế cạnh tranh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đi đôi với tăng cường định hướng thị trường trong chính sách kinh tế, và tăng trưởng trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Lao động đã dịch chuyển ra khỏi các hoạt động kinh tế truyền thống có năng suất thấp như nông nghiệp sang các hoạt động hiện đại hơn, có năng suất cao hơn như công nghiệp chế tạo và dịch vụ.

Tuy nhiên, theo ADB, Việt Nam cũng đang bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới và phức tạp hơn. Các luồng vốn lớn đổ vào Việt Nam đã trở thành một thách thức lớn về quản lý đối với các cơ quan chức năng của Việt Nam, làm cho giá tài sản tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Giá nhà ở tại Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây (Ảnh minh họa: Internet)

Bên cạnh đó, ADB cũng cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã kích hoạt một giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, dự trữ ngoại hối giảm, lạm phát tăng lên hai con số, và thâm hụt thương mại gia tăng. Chính phủ Việt Nam phản ứng bằng cách tăng tỉ lệ đầu tư công, làm cho cán cân tài khoá và tiền tệ càng trở nên mất cân đối, và làm cho tỷ lệ nợ công/GDP tăng cao.

Các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện từ năm 2012 đã khôi phục được sự ổn định kinh tế vĩ mô, và tăng trưởng kinh tế phục hồi từ 5,2% lên 6,7%, lạm phát giảm từ 9,2% xuống 0,6% trong năm 2015. Khi Việt Nam tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ vẫn đối mặt với thách thức lớn là cải cách điều hành kinh tế vĩ mô để duy trì ổn định và vượt qua các cú sốc đến từ bên ngoài.

3 trụ cột trong chiến lược quốc gia

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, để giải quyết những thách thức này, chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dành cho Việt Nam giai đoạn 2016–2020 sẽ hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư và cải cách chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều và bền vững với môi trường.

Ba trụ cột trong chiến lược quốc gia của ADB tại Việt Nam
Để đạt được mục tiêu này, khuôn khổ chiến lược của ADB sẽ dựa trên ba trụ cột:

Thứ nhất, thúc đẩy tạo việc làm và năng lực cạnh tranh. Ở trụ cột này, ADB sẽ giúp chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách kinh tế thị trường sâu sắc hơn để tăng cường tạo việc làm và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. ADB sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ và tác động của cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường kinh doanh cho khu vực tư nhân phát triển, và thúc đẩy cải thiện kết nối kỹ thuật để phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam và thông qua thương mại quốc tế. Xuyên suốt các hoạt động này là các nỗ lực thúc đẩy một hệ thống chi tiêu công và quản lý ngân sách minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình cao hơn. 

Cùng với đó, cần kết kỹ thuật, đường cao tốc và hệ thống đường sắt quốc gia; đồng thời khu vực tư nhân cần đẩy mạnh giáo dục dạy nghề và kỹ năng, quản lý và DNNVV và dịch vụ hỗ trợ, khung đối tác công – tư. Đặc biệt, Việt Nam cần tăng hiệu quả chi tiêu, hệ thống ngân sách nhất quán.

ADB sẽ hỗ trợ các hoạt động thương mại và tạo việc làm thông qua một loạt hoạt động nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính và nâng cao năng suất.

Thứ hai, tăng cường tính bao trùm toàn diện trong cung cấp hạ tầng và dịch vụ. Ở trụ cột này, theo ADB, Việt Nam cần phát triển đô thị hóa một cách đồng đều như: Hệ thống vận chuyển hành khách khối lượng lớn, đường vành đai đô thị, quản lý nước ở các đô thị loại 2, các thành phố thông minh. Bên cạnh đó, cần tiếp cận giáo dục trung học, bảo hiểm và chăm sóc y tế toàn dân. Đối với các nhóm dân cư nông thôn và vùng xa, cần hình thành mạng lưới và đẩy mạnh tính kết nối giao thông nông thôn, mạng lưới điện nông thôn, các hệ thống thủy lợi ở nông thôn.

Để giảm thiểu rủi ro việc chuyển dịch cơ cấu làm gia tăng bất bình đẳng, ADB sẽ hỗ trợ tạo lập các cơ hội kinh tế đa dạng, mở rộng tiếp cận với các cơ hội này và các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Thứ ba, cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở trụ cột này, ADB cho rằng Việt Nam cần quản lý tài nguyên, quản lý lưu vực nước ở nông thôn, quản lý rừng bền vững, quản lý các chất thải rắn. Với ứng phó biến đổi khí hậu, các biện pháp thích nghi phải được lồng ghép vào tất cả các hoạt động đầu tư trong giao thông, nông nghiệp, đô thị và năng lượng, quản lý nguồn nước.

Ngoài ra, Việt Nam cần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, giao thông vận tải và sản xuất nông nghiệp ít phát thải các-bon.

Để tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, ADB sẽ hỗ trợ quản lý tài nguyên hiệu quả, đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ hậu quả tiêu cực tiềm năng của biến đổi khí hậu, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật thích ứng với các rủi ro khí hậu đang tăng lên. 

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khuyến nghị, việc Việt Nam chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình đòi hỏi những cải thiện về hiệu quả chi tiêu công và đầu tư nhiều hơn cho khu vực tư nhân.

Ông Eric Sidgwick nhấn mạnh, ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam cả 2 vấn đề này, giúp tăng quy mô đầu tư của khu vực tư nhân thông qua phương thức hợp tác công – tư, đồng thời tăng cường tiếp cận kiến thức và công nghệ mới.

"Chia sẻ tri thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mới, với trọng tâm là tăng cường môi trường thuận lợi cho kinh doanh, thúc đẩy minh bạch tài khóa và trách nhiệm giải trình của khu vực công, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị xanh," ông Eric Sidgwick nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch ADB: Chưa thấy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hỏi vay vốn
Chủ tịch ADB: Chưa thấy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hỏi vay vốn

VOV.VN - Chủ tịch Ngân hàng ADB cho biết chưa hề nhận được bất cứ yêu cầu vay vốn nào từ phía các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Chủ tịch ADB: Chưa thấy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hỏi vay vốn

Chủ tịch ADB: Chưa thấy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hỏi vay vốn

VOV.VN - Chủ tịch Ngân hàng ADB cho biết chưa hề nhận được bất cứ yêu cầu vay vốn nào từ phía các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6,0% năm 2016
ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6,0% năm 2016

VOV.VN -ADB điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,0% trong năm 2016 do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng.

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6,0% năm 2016

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6,0% năm 2016

VOV.VN -ADB điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,0% trong năm 2016 do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng.

ADB cấp bảo lãnh tới 20 triệu USD/năm hỗ trợ thương mại Việt Nam
ADB cấp bảo lãnh tới 20 triệu USD/năm hỗ trợ thương mại Việt Nam

VOV.VN - ADB cung cấp bảo lãnh lên tới 20 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ hoạt động thương mại ở Việt Nam. 

ADB cấp bảo lãnh tới 20 triệu USD/năm hỗ trợ thương mại Việt Nam

ADB cấp bảo lãnh tới 20 triệu USD/năm hỗ trợ thương mại Việt Nam

VOV.VN - ADB cung cấp bảo lãnh lên tới 20 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ hoạt động thương mại ở Việt Nam. 

Chủ tịch ngân hàng ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam
Chủ tịch ngân hàng ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam

VOV.VN -Làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam trong thời gian tới. 

Chủ tịch ngân hàng ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam

Chủ tịch ngân hàng ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam

VOV.VN -Làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB cam kết tiếp tục tài trợ vốn cho Việt Nam trong thời gian tới. 

ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm
ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm

VOV.VN - ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm, đồng thời sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ nếu Chính phủ VN bổ sung các nguồn lực.

ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm

ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm

VOV.VN - ADB sẽ duy trì khoản vay khoảng 1 tỷ USD cho Việt Nam mỗi năm, đồng thời sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ nếu Chính phủ VN bổ sung các nguồn lực.