Cảnh báo tội phạm đột nhập email doanh nghiệp để lừa đảo

VOV.VN - Đã có 3 trường hợp tội phạm đột nhập email của doanh nghiệp để lừa đảo trong năm 2014 và đầu năm 2015.

Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi (Bộ Công Thương) cảnh báo, đầu năm 2015, trên địa bàn Nam Phi lại tiếp tục xảy ra 1 trường hợp tội phạm đột nhập hộp thư điện tử của doanh nghiệp để lừa đảo.

Cụ thể, một doanh nghiệp Nam Phi chuyên kinh doanh các mặt hàng kính xây dựng có hướng nhập khẩu kính từ Việt Nam. Qua mạng internet, doanh nghiệp Nam Phi đã liên hệ với một doanh nghiệp của Việt Nam theo địa chỉ hộp thư điện tử, đồng thời gọi điện thoại theo số điện thoại để giao dịch.

Việc giao dịch sau đó giữa 2 doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Doanh nghiệp Nam Phi đã tiến hành chuyển tiền đặt cọc cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau khi chuyển tiền, doanh nghiệp Nam Phi không còn nhận được thư trả lời từ địa chỉ hộp thư điện tử của doanh nghiệp Việt Nam. Số điện thoại đăng trong quảng cáo cũng không còn liên hệ được.

Doanh nghiệp Nam Phi lập tức trình báo sự việc cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi và đề nghị giúp đỡ. Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cho biết, không giao dịch với bất cứ doanh nghiệp nào ở Nam Phi, không nhận được bất cứ khoản tiền nào từ Nam Phi.

Kết quả điều tra tiếp theo cho thấy, 2 năm trước đây, hộp thư điện tử của doanh nghiệp Việt Nam đã bị tội phạm đột nhập và sủ dụng để lừa đảo. Doanh nghiệp Việt Nam đã gửi thông báo cảnh báo tới các khách hàng và đăng thông báo cảnh báo trên trang web của doanh nghiệp. Nhưng có thể doanh nghiệp đã không kịp gỡ bỏ hết các quảng cáo đăng trên các trang quảng cáo quốc tế nên tội phạm đã lợi dụng để tiếp tục lừa đảo.

Tiếp tục quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện tiền đặt cọc của doanh nghiệp của doanh nghiệp Nam Phi khi chuyển về Việt Nam đã đi theo hướng dẫn của tội phạm, tiền được chuyển vào tài khoản của một cá nhân tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi lập tức thông báo vụ việc cho ngân hàng này đề nghị xác minh và phối hợp giải quyết nhằm ngăn chặn hành vi tội phạm và bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam và cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng này đã ghi nhận vụ việc nhưng sẽ giải quyết theo quy định của ngân hàng về việc giữ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng.

Trước đó, trong năm 2014 Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi đã từng cảnh báo 2 trường hợp tội phạm đột nhập hộp thư điện tử của doanh nghiệp để lừa đảo.

Qua vụ việc trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng hơn nữa trong việc bảo vệ hộp thư điện tử của doanh nghiệp. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ việc đăng quảng cáo trên các trang quảng cáo quốc tế.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường kiểm soát, phối hợp ngăn chặn hành vi tội phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm hơn nữa đến tình trạng gia tăng các tội phạm đột nhập hộp thư điện tử của doanh nghiệp để lừa đảo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiệt hại 8.000 tỷ đồng vì thiếu bảo mật thông tin
Thiệt hại 8.000 tỷ đồng vì thiếu bảo mật thông tin

55% tổng số doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam do VNISA khảo sát không có quy chế an toàn thông tin.

Thiệt hại 8.000 tỷ đồng vì thiếu bảo mật thông tin

Thiệt hại 8.000 tỷ đồng vì thiếu bảo mật thông tin

55% tổng số doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam do VNISA khảo sát không có quy chế an toàn thông tin.

Lỗi bảo mật không còn đe dọa giao dịch online ở Việt Nam
Lỗi bảo mật không còn đe dọa giao dịch online ở Việt Nam

Bkav thông báo: Các cổng thanh toán trực tuyến và website ngân hàng tại Việt Nam đã an toàn trước lỗi bảo mật OpenSSL Heart Bleed.

Lỗi bảo mật không còn đe dọa giao dịch online ở Việt Nam

Lỗi bảo mật không còn đe dọa giao dịch online ở Việt Nam

Bkav thông báo: Các cổng thanh toán trực tuyến và website ngân hàng tại Việt Nam đã an toàn trước lỗi bảo mật OpenSSL Heart Bleed.

Hệ thống ATM Việt Nam chưa tăng cường bảo mật
Hệ thống ATM Việt Nam chưa tăng cường bảo mật

60% hệ thống máy ATM tại Việt Nam là của nhà sản xuất NCR của Hoa Kỳ vẫn dùng hệ điều hành Windows XP.

Hệ thống ATM Việt Nam chưa tăng cường bảo mật

Hệ thống ATM Việt Nam chưa tăng cường bảo mật

60% hệ thống máy ATM tại Việt Nam là của nhà sản xuất NCR của Hoa Kỳ vẫn dùng hệ điều hành Windows XP.

Bảo mật kém, nên tạm dừng thanh toán trực tuyến ở NH
Bảo mật kém, nên tạm dừng thanh toán trực tuyến ở NH

Chuyên gia uy tín trong giới bảo mật quốc tế cho rằng lúc này người dùng và cộng đồng cần tạm ngừng mọi giao dịch trực tuyến...

Bảo mật kém, nên tạm dừng thanh toán trực tuyến ở NH

Bảo mật kém, nên tạm dừng thanh toán trực tuyến ở NH

Chuyên gia uy tín trong giới bảo mật quốc tế cho rằng lúc này người dùng và cộng đồng cần tạm ngừng mọi giao dịch trực tuyến...