Chiến lược thương hiệu - thế mạnh của mỗi doanh nghiệp
VOV.VN - Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng thương hiệu, thương hiệu quốc gia càng phát triện mạnh và hiệu quả.
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, gìn giữ bản quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề luôn được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý đặt ra, coi đây là việc làm hết sức được coi trọng. Bởi lẽ, để tạo dựng được một thương hiệu riêng không phải là điều đơn giản, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để xây dựng được nó.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thương hiệu là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp. Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng thương hiệu, thương hiệu quốc gia càng mạnh và hiệu quả.
Tại Chương trình đào tạo "Xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp" do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức ngày 30/8, tại Hà Nội, nhiều diễn giả cho rằng, giai đoạn khởi nghiệp nhiều doanh nghiệp có thể sẽ khó khăn cho việc xác định chiến lược phát triển thương hiệu và việc chuẩn bị, nghiên cứu thấu đáo thị trường chính là cơ sở đảm bảo sự thành công vững chắc của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) nêu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. |
Chính vì vậy, mặc dù xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, nhưng hiện công ty mới triển khai sơ bộ ở mức tự thiết kế và chưa bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế.
"Chúng tôi rất lo việc bảo hộ thương hiệu vì nếu không làm thì chắc chắn sẽ có doanh nghiệp khác sẽ làm”, ông Đại lo lắng và thừa nhận, việc xây dựng thương hiệu là một chủ trương dài hạn, không thể làm một sớm một chiều và phải chọn thời điểm phủ hợp với nội lực của doanh nghiệp.
Thực tế trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt tay vào xây dựng thương hiệu riêng cho ngành hàng của mình nhưng xem ra vẫn còn chậm trễ. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu mạnh mẽ để bắt kịp với các doanh nghiệp khác, từ đó thể hiện rõ thế mạnh của mình giúp tăng khả năng cạnh tranh.
Theo ông Vũ Xuân Trường, chuyên gia tư vấn thương hiệu, ở Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực về tài chính còn yếu, chưa sẵn lòng cho việc thực hiện một chiến lược dài hơi. Việc xây dựng thương hiệu chỉ đơn giản chỉ là thiết kế một logo, hay ghi một nhãn hiệu lên sản phẩm mà quan trong thời điểm hiện nay việc xây dựng thương hiệu chính là làm cho sản phẩm của doanh nghiệp nằm trong tâm trí người tiêu dùng càng lâu càng tốt.
"Doanh nghiệp cạnh tranh không phải bằng chiêu trò mà chính là cách xây dựng thương hiệu khiến người tiêu dùng mua sản phẩm thấy thoải mái. Nếu phát triển thương hiệu theo kiểu chộp giật, ngắn hạn thì chiến lược thương hiệu sẽ không cao. Khi không có sự khác biệt hóa trong đám đông thì chắn chắn anh sẽ bị loại trừ”, ông Trường nói.
Cùng quang điểm này, ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Mibrand cho rằng, xây dựng thương hiệu là việc cần thiết để thiết lập, quảng bá và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam muốn hoạt động hiệu quả không chỉ có tiềm lực về tài chính mà còn là cách thức quảng bá thương hiệu, lịch sử và giá trị thương hiệu.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam dù nhận thức về xây dựng thương hiệu được nâng lên và nhu cầu xây dựng thương hiệu cũng tăng lên, nhưng từ nhận thức đến hành động còn quãng đường khá xa. Bên cạnh đó, còn khá nhiều rào cản trong quá trình xây dựng thương hiệu nên cần có sự đầu tư lớn, kể cả về mặt chuyên môn cũng như chi phí truyền thông.
Chính vì vậy, theo ông Mạnh, để xây dựng thương hiệu thành công, các doanh nghiệp phải định vị thương hiệu của mình rõ ràng. Bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, xây dựng quan hệ với khách hàng tạo ra sự khác biệt, từ đó cuốn hút người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu Việt không chỉ dừng lại ở làm logo, khẩu hiệu
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, giá trị của thương hiệu luôn là công cụ hết sức quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Do đó, các chương trình đào tạo về xây dựng chiến lược thương hiệu luôn được tổ chức, nhằm đáp ứng mong muốn, tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình./.