Doanh nghiệp Nhà nước sẽ không được đầu tư ở những lĩnh vực nào?

VOV.VN - DNNN không được góp vốn hoặc đầu tư, mua cổ phần lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm hay các hoạt động liên quan đến chứng khoán.

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Bao gồm đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, DNNN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trừ những DNNN có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

 

DNNN không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh minh họa:KT)
DNNN cũng không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp không được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Trong trường hợp DNNN đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực thuộc quy định nêu trên, hoặc không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.

DNNN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.

Nghị định cũng nêu rõ, DNNN có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước tối thiểu 100 tỷ đồng
Vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước tối thiểu 100 tỷ đồng

VOV.VN -Bộ Tài chính ban hành dự thảo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước tối thiểu 100 tỷ đồng

Vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước tối thiểu 100 tỷ đồng

VOV.VN -Bộ Tài chính ban hành dự thảo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước hết cơ hội “xí” dự án
Doanh nghiệp nhà nước hết cơ hội “xí” dự án

Sẽ không cho doanh nghiệp nhà nước đề xuất dự án nhằm tránh tình trạng đăng ký để “xí” chỗ rồi bán cho DN nước ngoài.

Doanh nghiệp nhà nước hết cơ hội “xí” dự án

Doanh nghiệp nhà nước hết cơ hội “xí” dự án

Sẽ không cho doanh nghiệp nhà nước đề xuất dự án nhằm tránh tình trạng đăng ký để “xí” chỗ rồi bán cho DN nước ngoài.

5 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
5 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN -Theo Nghị định 87/2015 của Chính phủ, có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

5 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

5 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN -Theo Nghị định 87/2015 của Chính phủ, có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

Đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải đi vào thực chất
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải đi vào thực chất

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định như vậy trong cuộc hội thảo với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.

Đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải đi vào thực chất

Đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải đi vào thực chất

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định như vậy trong cuộc hội thảo với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.