Doanh nghiệp tự bảo quản hàng hóa chờ thông quan

VOV.VN - Đồng thời hàng hóa được bảo quản tại các địa điểm đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan.

Theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan quy định: Hàng hóa nhập khẩu (NK) chỉ được đưa về bảo quản tại các địa điểm nếu đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan nhằm đảm bảo hàng hóa phải chịu sự giám sát hải quan từ khi đến cửa khẩu đến khi thông quan hàng hóa.

Mục đích của việc này là nhằm tránh tình trạng hàng hóa sau khi đưa về bảo quản, doanh nghiệp (DN) tự ý đưa vào tiêu thụ trước khi có kết quả kiểm tra hoặc DN không chịu nộp kết quả kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt điều kiện NK nhưng DN đã đưa hàng đi tiêu thụ dẫn đến không thể xử lý số hàng hóa đó được.

Tại công văn số 15269/BTC-TCHQ cũng hướng dẫn cụ thể, đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ ô tô và xe gắn máy), Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Một số nhóm hàng phải bảo quản đặc biệt (vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế); hàng rời, cồng kềnh (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối); hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất; máy móc, thiết bị xe chuyên dùng và nhóm hàng khác (nếu có) do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị… được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan.

Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Kho, bãi bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan: Có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa hoặc có camera nối mạng với cơ quan hải quan để theo dõi.

Cơ quan hải quan tại địa bàn kho, bãi bảo quản hàng hóa có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận địa điểm bảo quản đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện bàn giao trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đơn vị hải quan tại địa bàn kho hàng, thủ tục bàn giao thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Riêng với xe ô tô, gắn máy, Bộ Tài chính cho phép DN được mang về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của DN để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận trên giấy đăng ký kiểm tra. DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan.

Để quản lý chặt chẽ hàng hóa đưa về bảo quản, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện độc lập hoặc phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành tiến hành việc kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ chấp hành của DN trong việc bảo quản hàng hóa chờ thông quan.

Trường hợp phát hiện DN vi phạm thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời không tiếp tục cho DN mang hàng về bảo quản theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truy thu 27 tỷ đồng thuế sau thông quan
Truy thu 27 tỷ đồng thuế sau thông quan

Tính đến ngày 15/8/2011, Hải quan TP Hà Nội đã thu nộp ngân sách trên 10.680 tỷ đồng đạt 65,7% chỉ tiêu

Truy thu 27 tỷ đồng thuế sau thông quan

Truy thu 27 tỷ đồng thuế sau thông quan

Tính đến ngày 15/8/2011, Hải quan TP Hà Nội đã thu nộp ngân sách trên 10.680 tỷ đồng đạt 65,7% chỉ tiêu

Cao Bằng đảm bảo thông quan trong những ngày Tết
Cao Bằng đảm bảo thông quan trong những ngày Tết

(VOV) - Hải quan Cao bằng còn phối hợp đẩy mạnh việc kiểm tra các mặt hàng và kiểm dịch chặt chẽ

Cao Bằng đảm bảo thông quan trong những ngày Tết

Cao Bằng đảm bảo thông quan trong những ngày Tết

(VOV) - Hải quan Cao bằng còn phối hợp đẩy mạnh việc kiểm tra các mặt hàng và kiểm dịch chặt chẽ

Từ 15/11: Chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNAC
Từ 15/11: Chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNAC

Dự án Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.

Từ 15/11: Chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNAC

Từ 15/11: Chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNAC

Dự án Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.