Doanh nghiệp Việt xây dựng thương hiệu rất khó nhưng phá lại rất nhanh

VOV.VN - Nhiều DN Việt không quan tâm, không coi trọng xây dựng thương hiệu, vì thế, có những DN vừa xây dựng thương hiệu chưa được bao lâu đã tự tay phá bỏ.

Coi nhẹ thương hiệu?

Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (20/4) tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, so với trước đây các DN Việt đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đồng thời làm cách nào để bảo vệ được thương hiệu mình đã dày công xây dựng.

Khaisilk mất thương hiệu vì cắt mác, dán nhãn “made in Vietnam” cho những sản phẩm được nhập về từ Trung Quốc. (Ảnh minh họa: KT)

Theo khảo sát cuả Bộ Công Thương tại các DN cho thấy, tỷ lệ DN quan tâm, ý thức về thương hiệu đã tăng lên, từ 46% năm 2015 đến 64,5% năm 2018, đồng thời tỷ lệ DN đăng ký ảo hộ nhãn hiệu cũng lần lượt là 19,5% và 29%.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, chương trình Thương hiệu quốc gia đã “ra đời” hơn 10 năm. Từ chương trình này, không ít thương hiệu Việt đã bắt đầu gây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng, đối tác trong nước và quốc tế. Có những thương hiệu được định giá cao như Viettel, FTP, Hòa Phát, Vinamilk…điều đó đã chứng tỏ thương hiệu quốc gia của người Việt, sản phẩm Việt đã được khẳng định. Nhiều DN thậm chí không quan tâm, không coi trọng việc xây dựng thương hiệu, thế nên mới có những DN vừa xây dựng thương hiệu chưa được bao lâu đã tự tay phá bỏ.

Mặc dù vậy, TS. Võ Trí Thành vẫn cho rằng, riêng với câu chuyện xây dựng thương hiệu, DN Việt Nam còn khá chậm chạp. Các DN Việt xây dựng thương hiệu rất khó nhưng phá lại rất nhanh. Điều này vô tình làm mất chữ tín của cộng đồng DN không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở phạm vi toàn cầu".

Cũng cho rằng, DN Việt vẫn còn khá “mơ màng” với việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, Đại học Thương mại (cố vấn chương trình THQG) cho biết, số liệu khảo sát trên 300 DN trong năm 2017 vừa rồi cho thấy, hầu hết các DN chưa nắm vững về các công cụ đẻ nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Trong khi, chính thương hiệu là một trong những công cụ để giúp các DN làm được điều đó.

Theo ông Thịnh, hiện nay,trên thị trường, nhiều sản phẩm được bán ra hoàn toàn không mang thương hiệu của DN sản xuất. Điều này rõ ràng là một thiệt hại cho DN Việt Nam. Cũng vì không chịu khó xây dựng thương hiệu nên nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thế giới phải “đội lốt” các DN ngoại. Ông Thịnh nêu rõ: Cá tra, basa, gạo… rõ ràng là những sản phẩm nông sản xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng đã có mấy sản phẩm ghi dấu ấn của từng DN Việt?

Từ thực tế này, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh nhấn mạnh đến tính liên kết của DN Việt chưa cao. Ông cho rằng, Chương tình Thương hiệu quốc gia  phải làm sao gắn kết DN lại, nhất là trong cùng ngành hàng, để tạo hình ảnh cho ngành hàng. Đây là bài toán buộc phải thực hiện trong xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng cho rằng, nói đến thương hiệu, yếu tố về chất lượng sản phẩm chưa đủ, còn là cách thức mà DN cung ứng sản phẩm đó ra thị trường như thế nào. “Thương hiệu còn là cách thức ứng xử của DN với cộng đồng, liên quan tới trách nhiệm xã hội, tới những biến động bất định của thị trường”, ông Thịnh nêu rõ.

Thương hiệu giúp nâng sức cạnh tranh

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với hoạt động của cộng đồng DN Việt, TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, xây dựng thương hiệu chính là yếu tố sống còn của mỗi DN. Không chỉ bởi đó là cách để DN giữ được chữ tín, niềm tin nơi người tiêu dùng, mà còn là công cụ hiệu lực nhất để các DN Việt có thể nâng sức cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Theo ông Nam, để có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh, DN phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Song bù lại, DN được người tiêu dùng tin tưởng và biết đến, đó chính là thành quả mà bất kỳ DN nào cũng muốn vươn tới.

Cũng chung quan điểm, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh cho rằng, thương hiệu sản phẩm và DN không đứng độc lập. Phạm vi tương tác của thương hiệu DN lớn hơn rất nhiều so với thương hiệu sản phẩm. Cấp độ cao hơn là xây dựng thương hiệu cho ngành, nhóm DN. Cao hơn nữa là xây dựng thương hiệu địa phương và quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vinaca từng nhận giải thưởng top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Vinaca từng nhận giải thưởng top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

VOV.VN -Trước khi bị phát hiện sản xuất thuốc chữa ung thư từ than tre, nứa, Vinaca đã được vinh danh thương hiệu và gương mặt doanh nhân tiêu biểu Việt Nam.

Vinaca từng nhận giải thưởng top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Vinaca từng nhận giải thưởng top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

VOV.VN -Trước khi bị phát hiện sản xuất thuốc chữa ung thư từ than tre, nứa, Vinaca đã được vinh danh thương hiệu và gương mặt doanh nhân tiêu biểu Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu ngành hàng: Sản phẩm tốt chưa đủ
Xây dựng thương hiệu ngành hàng: Sản phẩm tốt chưa đủ

VOV.VN - Một sản phẩm để có thương hiệu, ngoài chất lượng, cần cách thức cung ứng thuận tiện nhất, có văn hoá, tôn trọng khách hàng và tôn trọng cộng đồng.

Xây dựng thương hiệu ngành hàng: Sản phẩm tốt chưa đủ

Xây dựng thương hiệu ngành hàng: Sản phẩm tốt chưa đủ

VOV.VN - Một sản phẩm để có thương hiệu, ngoài chất lượng, cần cách thức cung ứng thuận tiện nhất, có văn hoá, tôn trọng khách hàng và tôn trọng cộng đồng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ của các doanh nghiệp lớn
Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ của các doanh nghiệp lớn

VOV.VN - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển thành công luôn phải ưu tiên đặt việc xây dựng và phát triển thương hiệu lên hàng đầu.

Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ của các doanh nghiệp lớn

Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ của các doanh nghiệp lớn

VOV.VN - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển thành công luôn phải ưu tiên đặt việc xây dựng và phát triển thương hiệu lên hàng đầu.