Giá thành sản xuất điện tăng, EVN vẫn báo lãi hàng nghìn tỷ đồng

VOV.VN - EVN báo lãi hơn 2.792,08 tỷ đồng nhưng vẫn còn hơn 5.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được tính vào giá thành điện năm 2017.

Thông tin tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chiều 30/11 do Bộ Công Thương tổ chức, cho thấy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đồng/kWh, tăng 0,15% so với năm 2016. Vẫn còn khoảng hơn 5.000 tỷ đồng chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017.

Bộ Công Thương cho biết, việc kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN được thực hiện trên cơ sở chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện và tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành; Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hóa có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc Công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24% (thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% vo với tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) tại buổi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 219.278 tỷ 460 triệu đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN có lãi 2.792,08 tỷ đồng.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, năm 2017, việc vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh mới thực hiện thí điểm, vận hành trên giấy, chưa có thanh toán thật nên chưa ảnh hưởng tới giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm 2017.

Lượng điện từ năng lượng tái tạo tuy chưa nhiều, mới chỉ có điện gió, nhưng vẫn được huy động tối đa để cung cấp cho hệ thống, mặc dù giá điện gió mua vào trong năm 2017 cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện bình quân tới các hộ tiêu dùng.

“Điện gió năm 2017 có giá bình quân là 1.842,79 đồng, cao hơn giá của thủy điện là 207%, so với nhiệt điện than cao hơn 115%, so với tuabin khí là cao hơn 152% và cao hơn 118% so với điện nhập khẩu từ Trung Quốc… Điện gió cũng như tuabin khí là các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được Chính phủ hết sức khuyến khích nên giá thành EVN mua vào đang khá cao”, ông Tuấn cho biết.

Đánh giá về tác động của việc tăng giá điện vào thời điểm cuối năm 2017 (ở mức 6,08%) cũng như dự kiến khả năng sẽ tăng giá điện năm 2019, Chuyên gia kinh tế - tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, cuối năm 2017 Chính phủ đã quyết định cho tăng giá điện ở mức 6,08% là quyết sách rất đúng. Chính vì vậy mà năm 2018, mặc dù giá điện có độ tăng trễ nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát tốt lạm phát, điều đó chứng tỏ rằng, việc tăng giá điện đó khá phù hợp về liều lượng và thời điểm.

Năm 2019 có thể Chính phủ đang chỉ đạo để cân nhắc, tính toán để tăng tiếp giá điện ở một mức độ phù hợp. Tuy nhiên, cần phải tính toán kỹ lưỡng xem mức tăng thế nào để đảm bảo không tăng chi phí quá nhiều đối với doanh nghiệp và người dân cũng như không tạo áp lực lạm phát, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, sau khi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN, lên các phương án cấp điện năm 2019, Bộ sẽ chỉ đạo EVN xây dựng phương án giá điện để Bộ tiến hành thẩm định và báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá. Việc điều chỉnh giá điện sẽ được thực hiện theo đúng Quyết định 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về giá bán lẻ điện theo cơ chế giá thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không tăng giá điện, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 4%
Không tăng giá điện, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 4%

VOV.VN - Từ nay đến cuối năm 2018, Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Không tăng giá điện, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 4%

Không tăng giá điện, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 4%

VOV.VN - Từ nay đến cuối năm 2018, Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018
Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018

VOV.VN -Thủ tướng có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm nay; chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp.

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá điện trong năm 2018

VOV.VN -Thủ tướng có chỉ đạo không tăng giá điện trong năm nay; chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp.

Ngành điện cần thay đổi tư duy về giá điện
Ngành điện cần thay đổi tư duy về giá điện

VOV.VN -Ngành điện cần phải thay đổi tư duy tiếp cận an ninh năng lượng, giải quyết vấn đề về giá điện, thay vì chỉ đi lo làm sao sản xuất cho đủ nguồn cung.

Ngành điện cần thay đổi tư duy về giá điện

Ngành điện cần thay đổi tư duy về giá điện

VOV.VN -Ngành điện cần phải thay đổi tư duy tiếp cận an ninh năng lượng, giải quyết vấn đề về giá điện, thay vì chỉ đi lo làm sao sản xuất cho đủ nguồn cung.