Giải cứu doanh nghiệp: Cần nhiều biện pháp quyết liệt

(VOV) - Giảm thuế GTGT là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của  doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tăng lên.

Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, việc trợ giúp nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 

Ông Nguyễn Nhân Phượng, TGĐ Tổng Công ty bao bì Phú Giang cho biết, những năm qua, công ty gặp rất nhiều khó khăn mặc dù đã đầu tư công nghệ mới cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo ông Phượng, trong bối cảnh hiện nay, nếu doanh nghiệp không tự vươn lên thì sẽ khó để tồn tại. Bởi trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi hàng hóa nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam, nếu không nâng cao chất lượng hàng hóa thì sẽ không đủ sức cạnh tranh trên chính sân nhà. Mong muốn của doanh nghiệp là Nhà nước tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam.

“Mỗi doanh nghiệp đều phải tự chủ, tự mình tìm lối thoát riêng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn phát triển được và mở rộng sản xuất kinh doanh thì Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp môi trường để đi giao thương với các nước, tìm hiểu về thị trường quốc tế. Việt Nam đang có thế mạnh trong thị trường hàng hóa tiêu dùng, qua tham khảo một số nước, doanh nghiệp Việt Nam có thể phục vụ cho các nước một số mặt hàng tiêu dùng về đời sống xã hội...” - ông Phượng nói.

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, với một nền kinh tế đang phát triển, phần lớn các doanh nghiệp đứng vững được là nhờ vào vốn vay thêm. Vậy nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đang phải đối mặt là “khó khăn kép” ở cả vốn lẫn thị trường. Để giải quyết điều này, phải có quá trình tái cơ cấu trong một thời gian dài và rất cần sự trợ giúp nhiều hơn của Nhà nước.

“Khó khăn hiện nay của doanh nghiệp là khó khăn rất đặc biệt, rất nổi cộm. Điều này đã được tiên lượng trước. Đây cũng là một quá trình đổi mới mà doanh nghiệp nào không đủ sức thì chúng ta phải thay đổi, phải cơ cấu lại. Còn doanh nghiệp nào đủ sức thì tiếp tục phát triển, nhưng cũng phải cơ cấu, mà cơ cấu đúng theo chương trình tái cơ cấu của nhà nước ta....”, TS Lưu Bích Hồ cho biết.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho rằng, trong điều kiện kinh tế khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp về mặt ngắn hạn như tài chính, lãi suất…cần được thực hiện một cách quyết liệt.

Với những biện pháp giảm thuế đã được trình Quốc hội thì nên rút ngắn lộ trình và mức thuế giảm xuống mức thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn cải cách thể chế phải được tiếp tục theo hướng đảm bảo môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng với các thành phần kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

“Các biện pháp ngắn hạn để trợ giúp doanh nghiệp vượt ra khỏi khó khăn hiện nay là giảm lãi suất, về tăng cung ứng vốn, giảm thuế… cần phải thực hiện quyết liệt, cần phải rút gọn lộ trình và mức thuế phải giảm hơn nữa. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay, doanh nghiệp rất cần sự đồng cảm, sự chia sẻ của Chính phủ và 1 đồng trong bối cảnh hiện nay đối với doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Rất nhiều doanh nghiệp họ chỉ gặp khó khăn tạm thời nên chỉ cần sự trợ giúp không lớn, nhưng đúng lúc thì có thể giúp họ trụ vững và tiếp tục phát triển" - ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Vẫn đang trong tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp đang mong muốn sự thay đổi từ quan điểm và việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn. Trong đó, giảm thuế giá trị gia tăng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ, kích thích nhu cầu tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp tục hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp
Tiếp tục hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp

Đó là đề nghị của nhiều đại biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế của QH

Tiếp tục hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp

Tiếp tục hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp

Đó là đề nghị của nhiều đại biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế của QH

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng
Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.

VCCI đề xuất giảm ngay thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%
VCCI đề xuất giảm ngay thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%

(VOV) - Ông Lộc cho rằng doanh nghiệp cần phải có thời gian phục hồi nội lực mới có thể vượt qua thời điểm này.

VCCI đề xuất giảm ngay thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%

VCCI đề xuất giảm ngay thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%

(VOV) - Ông Lộc cho rằng doanh nghiệp cần phải có thời gian phục hồi nội lực mới có thể vượt qua thời điểm này.

Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp mới đang được nghiên cứu và áp dụng là thành lập và sử dụng linh hoạt các quĩ bình ổn thị trường...

Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp mới đang được nghiên cứu và áp dụng là thành lập và sử dụng linh hoạt các quĩ bình ổn thị trường...