Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt?

VOV.VN - Chính phủ đang tạo thuận lợi tối đa về thương mại, nhưng nắm bắt được hay không phụ thuộc vào chính doanh nghiệp.

Từ khi thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được tạo thuận lợi nhiều mặt để thúc đẩy phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đáng kể nhất là việc Việt Nam tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có đến 10 hiệp định đã ký kết và có hiệu lực, tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp Việt.

Theo nhiều nhà quản lý và chuyên gia kinh tế, Chính phủ đang tạo thuận lợi tối đa về thương mại bằng cải cách hành chính và các cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nắm bắt được hay không phụ thuộc vào chính doanh nghiệp.

Việt Nam tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp Việt

Tháng 10 vừa qua, Cục Bảo vệ Thực vật cảnh báo có cỏ lạ trong bột mỳ nhập khẩu và quyết định cho ngưng nhập khẩu từ ngày 1/11 khiến cho thị trường các sản phẩm liên quan đến bột mỳ, từ bánh mỳ đến mỳ gói rục rịch tăng giá. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM đã viết thư khẩn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngay hôm sau, bà được Bộ trưởng trả lời là sẽ xử lý vụ việc và đến nay các doanh nghiệp vẫn nhập bột mỳ bình thường.

“Chưa bao giờ nỗ lực cải cách hành chính của Chính phủ mạnh mẽ như hiện nay. Về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đã thay đổi từ Nghị định 38 sang Nghị định 15, từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đó là cải cách hành chính đã tháo gỡ toàn bộ cho các doanh nghiệp mà chúng ta ghi nhận”, bà Lý Kim Chi khẳng định.

Ở tầm vĩ mô, chính các Hiệp định thương mại tự do đã mở rộng cửa thị trường cho hàng xuất khẩu kèm theo những cắt giảm về thuế khiến doanh nghiệp Việt tăng đáng kể khả năng cạnh tranh về giá thành. Cùng với đó, các FTA thúc đẩy Việt Nam cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ. VCCI vừa thăm dò ý kiến của doanh nghiệp và có đến 75% hài lòng với tiến triển về thuế, 68% thừa nhận thủ tục hải quan tốt hơn, 85% cho rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp được cải thiện…

“FTA mở cửa thị trường, bảo đảm bình đẳng tiếp cận nguồn lực cho các doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Chính nhờ sự bình đẳng này mà doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận nhiều nguồn lực mà trước đây doanh nghiệp nhà nước nắm giữ, giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận những nguồn lực tốt hơn”, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết.

Không chỉ tác động tích cực đến doanh nghiệp bằng các FTA, Chính phủ và các ngành như hải quan, thuế… cũng luôn đặt vấn đề cải cách để hội nhập và phát triển kinh tế trong nước. Liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, có thể thấy, ngành Hải quan trong những năm gần đây đã chuyển động tích cực về cải cách hành chính. Hải quan không chỉ cải cách ngay tại bộ phận mình mà còn căn cứ vào thực tế để kiến nghị Chính phủ giao cho các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra chuyên ngành cải cách theo. Có đến 82/87 văn bản trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành và quản lý chuyên ngành được sửa đổi.

“Hiện có 120 thủ tục hành chính đã được kết nối trên hệ thống một cửa, chỉ còn 18 thủ tục khó có thể triển khai được thì có thể đưa vào các năm tiếp theo. Cơ quan hải quan tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, các bộ ngành để tháo gỡ những vướng mắc, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thương mại”, bà Lê Nguyễn Việt Hà, Phó trưởng phòng, Phòng Giám sát 1, Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TPHCM, cùng với tác động, các cơ hội do các FTA đem lại và sự nỗ lực cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, bộ ngành, địa phương thì chính doanh nghiệp Việt cũng phải phải tự thay đổi, tự lớn lên để đủ khả năng tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Đối với thị trường, kiểu cách làm ăn mới như vậy thì doanh nghiệp phải có thay đổi rất nhiều, cần hướng tới những chuẩn mực. Phải thay đổi cách làm ăn. Các hiệp định này đòi hỏi sự đầu tư và cái nhìn dài hạn, có chiến lược thì sau đó mới có thể tiếp cận các thị trường lớn, phát triển và mới có thể nhảy vọt được”, ông An nhấn mạnh.

Các thuận lợi thương mại ngày càng được mở ra, vấn đề còn lại là chính doanh nghiệp phải nắm bắt được các thuận lợi đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhưng phía doanh nghiệp cũng mong muốn khi xây dựng các quy định, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại thì các ngành chức năng phải phối hợp với nhau tốt hơn, sát với doanh nghiệp hơn. Đồng thời, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thương mại, xuất nhập khẩu… cũng phải được đào tạo, nâng tầm để có đủ kiến thức và kinh nghiệm vì bất cứ sự tham mưu, quyết định nào của đội ngũ này cũng ảnh hướng đến sự sống còn của doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao năng lực cạnh tranh DN gắn với quyền lợi người tiêu dùng
Nâng cao năng lực cạnh tranh DN gắn với quyền lợi người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình và doanh nghiệp nên làm gì để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh trước bối cảnh nền kinh tế hội nhập... 

Nâng cao năng lực cạnh tranh DN gắn với quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao năng lực cạnh tranh DN gắn với quyền lợi người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình và doanh nghiệp nên làm gì để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh trước bối cảnh nền kinh tế hội nhập... 

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP tiếp tục thực hiện giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP tiếp tục thực hiện giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 

CPTPP đặt Việt Nam vào kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho DN
CPTPP đặt Việt Nam vào kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho DN

VOV.VN - ĐBQH đánh giá, tham gia CPTPP là cần thiết, kịp thời, đặt Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

CPTPP đặt Việt Nam vào kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho DN

CPTPP đặt Việt Nam vào kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho DN

VOV.VN - ĐBQH đánh giá, tham gia CPTPP là cần thiết, kịp thời, đặt Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường
Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường

VOV.VN - ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, các nước thích mời Việt Nam tham gia CPTPP vì các thành công sau hơn 30 năm đổi mới và thị trường rộng lớn đầy tiềm năng

Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường

Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường

VOV.VN - ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, các nước thích mời Việt Nam tham gia CPTPP vì các thành công sau hơn 30 năm đổi mới và thị trường rộng lớn đầy tiềm năng