Thoái vốn 12 doanh nghiệp lớn - tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

VOV.VN - Điều này để tạo sự cạnh tranh công bằng hơn và sức bậc mới cho cộng đồng các doanh nghiệp.  

Việc Chính phủ chỉ đạo thoái vốn tại 12 Tổng công ty lớn của Nhà nước được nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp tư nhân ở TP HCM đánh giá cao  sự chỉ đạo quyết liệt này.

 Nhiều doanh nghiệp ở TP HCM cho rằng, việc thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước đáng lẽ phải được làm từ rất  lâu. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và doanh nước ngoài rất mong muốn điều này để tạo sự cạnh tranh công bằng hơn. Khi đó sẽ tạo thêm sức bậc mới cho các doanh nghiệp. 

Thoái vốn sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.  (Ảnh minh họa: KT)
Bên cạnh đó, sau khi thoái vốn thì người điều hành doanh nghiệp sẽ được đại hội đồng cổ đông quyết định, không phải theo sự bổ nhiệm nhân sự trước đây của Nhà nước. Nó có thể sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.  

Ông Trần Việt Anh,  Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu  Nam Thái Sơn cho rằng, điều này tạo ra sự công bằng tất cả các chính sách. Doanh nghiệp có quyền lợi như nhau, cùng nhau hoạt động trên thương trường tạo sự đồng đều nhất quán tốt cho sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, không phân biệt thành phần, tạo thành một khối tiến lên phía trước.

Về hiệu quả của việc thoái vốn, một số chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi, quá trình thoái vốn theo phương thức nào? tiến trình thoái vốn như thế nào? thoái vốn một lần hay nhiều lần… Điều quan trọng là việc thoái vốn làm sao để tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước và không làm mất thương hiệu lớn của Việt Nam. Nguồn vốn này sẽ  sử dụng như thế nào  để hiệu quả. Tiền này dùng để trả nợ công hay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

TS. Trần Văn Thuận, Trường Đại học Tài chính - Marketing TP HCM cho rằng, dù thoái vốn theo lộ trình nào, doanh nghiệp vẫn cần được tạo điều kiện điều hành, hiệu quả tốt hơn.

“Khía cạnh thị trường là điều tốt để doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau thoái vốn và cổ phần hóa, những doanh nghiệp Nhà nước có tiếp tục là của Việt Nam hay là doanh nghiệp của nước ngoài vẫn là điều chúng ta cần phải cân nhắc”, TS. Trần Văn Thuận chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”
Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

VOV.VN - Thoái vốn, cổ phần hóa chậm được chỉ ra bởi hàng loạt nguyên nhân như thiếu tính quyết liệt, một vài thủ tục còn vướng mắc, phức tạp…

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

Thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Lại “lỗi hẹn”

VOV.VN - Thoái vốn, cổ phần hóa chậm được chỉ ra bởi hàng loạt nguyên nhân như thiếu tính quyết liệt, một vài thủ tục còn vướng mắc, phức tạp…

Thoái vốn gần 2.900 tỷ đồng tại các tập đoàn, tổng công ty
Thoái vốn gần 2.900 tỷ đồng tại các tập đoàn, tổng công ty

VOV.VN - Trong 7 tháng qua đã có 43 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 Tổng công ty.

Thoái vốn gần 2.900 tỷ đồng tại các tập đoàn, tổng công ty

Thoái vốn gần 2.900 tỷ đồng tại các tập đoàn, tổng công ty

VOV.VN - Trong 7 tháng qua đã có 43 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 Tổng công ty.

Lãnh đạo Bộ Công thương nói về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco
Lãnh đạo Bộ Công thương nói về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco

VOV.VN -Do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau nên Bộ Công thương đã trình lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Công thương nói về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco

Lãnh đạo Bộ Công thương nói về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco

VOV.VN -Do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau nên Bộ Công thương đã trình lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp.