VWS đầu tư dự án xử lý rác 450 triệu USD tại Long An

VOV.VN - Dự án xử lý rác do VWS đầu tư có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 450 triệu USD, công suất 40.000 tấn chất thải các loại/ngày.

Ngày 12/9, UBND tỉnh Long An phối hợp UBND TP HCM tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần xử lý chất thải Việt Nam - Long An (VWS) đầu tư, xây dựng và vận hành Dự án Khu Công nghệ môi trường xanh tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Dự án có tổng diện tích hơn 1.760 ha, sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 450 triệu USD, công suất xử lý  40.000 tấn chất thải các loại/ngày, đảm nhận việc xử lý rác thải, chất thải công nghiệp của các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An- Đỗ Hữu Lâm trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghệ môi trường xanh cho ông David Dương
Mục tiêu của dự án từ nay đến năm 2020, tập trung xử lý chất thải rắn, sinh hoạt cho tỉnh Long An và TP HCM; sau năm 2020, mở rộng xử lý cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh, thành lân cận có khoảng cách vận chuyển phù hợp.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Đỗ Hữu Lâm cho rằng, đây là dự án môi trường có quy mô lớn cả về diện tích và vốn. Việc triển khai thành công dự án sẽ đóng góp rất lớn trong xử lý môi trường trên địa bàn tỉnh Long An, TP HCM và của khu vực nói chung. 

Về phía địa phương nơi đặt dự án, lãnh đạo tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để dự án triển khai thuận lợi; giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng; đồng hành cùng nhà đầu tư tìm ra giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như hoạt động của dự án.

Ông David Dương trao bảng tượng trưng tặng 20 bộ máy vi tính cho UBND huyện Thủ Thừa.
Ông David Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xử lý chất thải Việt Nam - Long An cam kết sẽ áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến của Hoa Kỳ và thế giới, và tiến tới là chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao kiến thức cho đội ngũ chuyên gia và kỹ sư trong nước tại dự án này.

Dịp này, Công ty Cổ phần xử lý chất thải Việt Nam - Long An trao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An 2 căn nhà tình nghĩa (trị giá 80 triệu đồng) và 20 bộ máy tính cho UBND huyện Thủ Thừa (trị giá 180 triệu đồng)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Long An đẩy nhanh khu xử lý rác thải
Long An đẩy nhanh khu xử lý rác thải

VOV.VN - Dự án có quy mô 1.760 ha, công suất xử lý đến 40.000 tấn/ngày, có vốn đầu tư hơn 700 triệu USD

Long An đẩy nhanh khu xử lý rác thải

Long An đẩy nhanh khu xử lý rác thải

VOV.VN - Dự án có quy mô 1.760 ha, công suất xử lý đến 40.000 tấn/ngày, có vốn đầu tư hơn 700 triệu USD

Sắp động thổ xây dựng khu xử lý rác thải 700 triệu USD
Sắp động thổ xây dựng khu xử lý rác thải 700 triệu USD

Đây sẽ là khu xử lý rác có công nghệ hiện đại cho cho cả TP HCM, Long An và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sắp động thổ xây dựng khu xử lý rác thải 700 triệu USD

Sắp động thổ xây dựng khu xử lý rác thải 700 triệu USD

Đây sẽ là khu xử lý rác có công nghệ hiện đại cho cho cả TP HCM, Long An và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Người dân tìm hiểu quy trình xử lý rác thải tại Đa Phước
Người dân tìm hiểu quy trình xử lý rác thải tại Đa Phước

VOV.VN -Người dân đến tham quan dự án thấy công nghệ xử lý rác tại Đa Phước rất hiện đại, các nhà máy xử lý nước thải đều khép kín, không phát sinh mùi.

Người dân tìm hiểu quy trình xử lý rác thải tại Đa Phước

Người dân tìm hiểu quy trình xử lý rác thải tại Đa Phước

VOV.VN -Người dân đến tham quan dự án thấy công nghệ xử lý rác tại Đa Phước rất hiện đại, các nhà máy xử lý nước thải đều khép kín, không phát sinh mùi.

Chùm ảnh: Rác thải  “xâm chiếm” biển Mũi Né
Chùm ảnh: Rác thải “xâm chiếm” biển Mũi Né

VOV.VN - Những ngày này, du khách đến Mũi Né – Bình Thuận đều thấy phản cảm trước hình ảnh rác thải ngập tràn, gây ô nhiễm môi trường.

Chùm ảnh: Rác thải  “xâm chiếm” biển Mũi Né

Chùm ảnh: Rác thải “xâm chiếm” biển Mũi Né

VOV.VN - Những ngày này, du khách đến Mũi Né – Bình Thuận đều thấy phản cảm trước hình ảnh rác thải ngập tràn, gây ô nhiễm môi trường.