Đồng Nai nỗ lực thu hút FDI với mục tiêu "tăng trưởng xanh"

VOV.VN - Đồng Nai cần định hướng mới về công nghiệp hiện đại, kinh tế xanh để tạo ra giá trị cao hơn cho công nghiệp và tăng thu hút FDI.

Những năm gần đây, thu hút FDI của tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu chững lại. Là địa phương trọng điểm về công nghiệp, tỉnh Đồng Nai cần định hướng mới về công nghiệp hiện đại, kinh tế xanh để tạo ra giá trị cao hơn cho công nghiệp và tăng sức hút FDI

Đồng Nai cần tăng chất lượng công nghiệp

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, năm 2023, thu hút FDI đạt khoảng 1,23 tỷ USD, trong đó cấp mới 81 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 467 triệu USD và 94 dự án tăng vốn với hơn 761 triệu USD bổ sung. Các dự án FDI thu hút mới thuộc các ngành cơ khí, thực phẩm, năng lượng… với suất đầu tư bình quân 6,2 triệu USD/ha.

Tuy vậy, Sở này đánh giá phần lớn các dự án sản xuất mới có quy mô, vốn đầu tư tương đối nhỏ. Kinh tế của tỉnh Đồng Nai chưa tăng trưởng bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh và vai trò là cực tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ. Các khu công nghiệp phát triển nhanh nhưng nhiều khu còn thu hút các dự án hỗn hợp, sử dụng nhiều lao động phổ thông. 

Ông Nguyễn Hữu Nguyên – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, về tổng quan, tăng trưởng công nghiệp vẫn là động lực chính của tỉnh nhưng chất lượng công nghiệp chưa cao. Do đó, thời gian tới, thu hút đầu tư sẽ có thay đổi.

“Thời gian tới Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, do đó các dự án phải được sàng lọc về môi trường không để như trước đây. Xu hướng đầu tư mới sắp tới cũng sẽ thay đổi, lực lượng lao động được chọn lọc cũng phải có chất lượng”, ông Nguyên quả quyết.

Đặt mục tiêu phát thải “Net Zero”

Tỉnh Đồng Nai xác định tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “Net Zero 2050”.

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định, tăng trưởng xanh là con đường tất yếu. Tỉnh có đề án giảm thiểu khí carbon đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh 2 nhiệm kỳ đặt ra mục tiêu tăng trưởng xanh, mục tiêu bảo vệ môi trường. Theo ông Lĩnh, mục tiêu “Net Zero” cần phải được chú trọng để hướng tới. “Quá trình tiếp cận của Việt Nam với thị trường thế giới sắp tới, nếu không nỗ lực về Net Zero sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hàng hoá của Việt Nam”, ông Lĩnh chỉ ra.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, tỉnh công nghiệp Đồng Nai cần sự đồng hành và cũng phải đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp FDI, trong vấn đề thay đổi công nghiệp từ lạc hậu, ô nhiễm sang hiện đại, áp dụng chuyển đổi số.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Surakij Kiatthanakorn - Tổng Giám đốc Công ty CP Đô thị Amata Biên Hòa (thuộc tập đoàn làm chủ Khu công nghiệp Amata Long Thành) khẳng định, Amata Long Thành đã cam kết với tỉnh Đồng Nai hướng tới thu hút nhà đầu tư công nghệ cao, sử dụng ít lao động, tự động hóa nhiều và thân thiện với môi trường. “Định hướng chung của doanh nghiệp sẽ là xây dựng khu công nghiệp Long Thành trở thành khu công nghiệp sinh thái”, ông Surakij Kiatthanakorn cam kết.

Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với nền công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Với nhận thức và định hướng mới, Đồng Nai nỗ lực cải thiện sức hút để tăng trưởng bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu tiên vốn đầu tư trong nước ở Bình Dương vượt vốn FDI
Lần đầu tiên vốn đầu tư trong nước ở Bình Dương vượt vốn FDI

VOV.VN - Năm 2022, Bình Dương thu hút đầu tư trong nước cao hơn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc tăng nguồn vốn đầu tư trong nước là một tín hiệu tốt về môi trường đầu tư của Bình Dương.

Lần đầu tiên vốn đầu tư trong nước ở Bình Dương vượt vốn FDI

Lần đầu tiên vốn đầu tư trong nước ở Bình Dương vượt vốn FDI

VOV.VN - Năm 2022, Bình Dương thu hút đầu tư trong nước cao hơn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc tăng nguồn vốn đầu tư trong nước là một tín hiệu tốt về môi trường đầu tư của Bình Dương.

Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?
Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?

VOV.VN - Được đánh giá là thị trường hấp dẫn đầu tư nhờ nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô thị trường nội địa khá lớn, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư mới trong năm nay.

Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?

Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?

VOV.VN - Được đánh giá là thị trường hấp dẫn đầu tư nhờ nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô thị trường nội địa khá lớn, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư mới trong năm nay.

FDI của Việt Nam có thể đạt tới 38 tỷ USD trong năm 2023
FDI của Việt Nam có thể đạt tới 38 tỷ USD trong năm 2023

VOV.VN - Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, năm nay, Việt Nam có thể thu hút 36 - 38 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm Nhâm Dần vừa qua, con số này là gần 22,4 tỷ USD.

FDI của Việt Nam có thể đạt tới 38 tỷ USD trong năm 2023

FDI của Việt Nam có thể đạt tới 38 tỷ USD trong năm 2023

VOV.VN - Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, năm nay, Việt Nam có thể thu hút 36 - 38 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm Nhâm Dần vừa qua, con số này là gần 22,4 tỷ USD.

Gần 27,72 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong năm nay
Gần 27,72 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong năm nay

VOV.VN - Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD.

Gần 27,72 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong năm nay

Gần 27,72 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong năm nay

VOV.VN - Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD.