Đóng tàu vỏ thép: Ngư dân quyết tâm vươn khơi bám biển

VOV.VN - Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời đã tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt Nam

Ngư trường gần bờ đã cạn kiệt, xăng dầu tăng giá, việc khai thác hải sản gặp không ít khó khăn. Nhưng với quyết tâm vươn khơi bám biển khai thác hải sản, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đóng mới tàu cá công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại như: sử dụng máy tầm ngư, định vị, thông tin liên lạc… để vươn khơi, khai thác xa bờ. Hướng đi này, vừa giúp ngư dân làm ăn khấm khá và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm ngoái, ngư dân Nguyễn Ngọc Liêm ở xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam –tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư trên 3 tỷ đồng để đóng mới tàu cá có công suất trên 350 CV, thay cho tàu cá 90 CV đang khai thác. Từ khi chuyển đổi tàu cá công suất lớn, việc vươn khơi bám biển tương đối thuận lợi, đánh bắt hải sản đạt sản lượng và thu nhập ổn định hơn. Năm nay, ngư dân Nguyễn Ngọc Liêm tiếp tục đầu tư trên 3,5 tỷ để đóng thêm một tàu cá 350 CV, tham gia tổ Đoàn kết cùng nhau khai thác hải sản ngoài khơi. Việc đóng tàu cá công suất lớn, không những làm ăn hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn khi hành nghề trên biển trong điều kiện thời tiết thất thường và hỗ trợ lẫn nhau khi bị tàu lạ tấn công.


Mặc dù Nhà nước có nhiều chính trách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, song ngư dân vẫn đối mặt với nhiều khó khăn (Ảnh: KT)

Từ năm 2013 đến nay, tình hình đánh bắt hải sản xa bờ có nhiều thuận lợi, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng, đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi bám biển, khai thác hải sản. Đặc biệt, ngư dân hai xã Cà Ná và Phước Diêm đã đóng mới trên 40 tàu cá công suất trên 350 CV, thậm chí có gia đình ngư dân đóng mới đến 11 tàu cá có công suất từ 350 CV đến 570 CV. Nhờ thực hiện chủ trương vươn khơi bám biển, mua sắm ngư lưới cụ, trang bị các phương tiện đánh bắt hải sản hiện đại, trong 7 tháng qua, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đã khai thác hơn 55 ngàn tấn hải sản các loại, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 74% kế hoạch năm.

Mặc dù vậy, để đóng được tàu cá công suất lớn đối với gia đình ngư dân nghèo, rất khó thực hiện được. Trường hợp của ông Đặng Thanh Hùng, ở thôn Lạc Tân, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam là một ví dụ. Ông Hùng có gần 40 năm làm nghề biển, với chiếc ghe đánh cá 20CV. Do ghe công suất nhỏ, phương tiện đánh bắt lạc hậu, cũ kỹ chỉ khai thác hải sản ven bờ, sáng đi trưa về, sản lượng khai thác đạt thấp và không có giá trị kinh tế, mỗi chuyến chỉ thu được năm bảy chục ngàn đồng, nhiều khi thua lỗ.

Nhằm tạo thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như Hỗ trợ vay vốn tín dụng đóng mới hoán cải tàu đánh bắt xa bờ; Hỗ trợ khắc phục rủi ro và ban hành Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời đã tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt Nam.  

Hơn 30 năm đi biển, ngư dân Dương Minh Thạnh, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều kinh nghiệm khai thác đánh bắt. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 67 khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, đặc biệt là tàu vỏ thép để bám biển dài ngày, ông Thạnh và các bạn chài không giấu được niềm vui. Với chính sách này, ngư dân không còn phải lo nghĩ đến việc tài sản thế chấp khi vay vốn mà có thể dùng chính con tàu mình đang đóng để thế chấp ngân hàng. Đóng mới một tàu vỏ thép cần khoảng 7 tỷ đồng và ngư dân được vay 95% kinh phí đóng mới trong thời hạn 11 năm, trong đó năm đầu không tính lãi.

Tuy nhiên, ngư trường hạn hẹp, nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh, điều khiển tàu vỏ thép không dễ; đó là những nỗi lo thường trực của nhiều ngư dân khi nghĩ đến việc đóng tàu vỏ thép hiện đại.

Ngư dân Lê Trung Thành, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: “Ngư dân ta vẫn chưa tiếp cận được công nghệ tàu sắt. Có nhiều người bạn của chúng tôi đã từng đóng tàu sắt cho biết loại tàu này rất hiện đại. Chúng tôi cũng muốn đóng một chiếc nhưng vẫn phân vân liệu điều kiện của mình bây giờ có thể đáp ứng được hay không; và sau đó có thể hoàn lại vốn hay không.”

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay toàn tỉnh đã có 150 hồ sơ đăng ký đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ. Trong đó, nhiều người xin đóng tàu đánh cá vỏ thép, tàu composic, tàu hậu cần nghề cá. Trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia về nguồn lợi thủy sản của từng ngư trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định không phải ngành nghề nào cũng đóng tàu vỏ thép mà phải chú ý đến từng ngư trường, vùng miền.

Nghị định 67 của Chính phủ ra đời ưu đãi về vốn vay cho ngư dân đóng tàu vỏ thép vươn ra khơi xa bám biển dài ngày là phù hợp với nguyện vọng của bà con ngư dân. Tuy nhiên, đóng tàu vỏ thép càng không nên làm ồ ạt theo kiểu phong trào mà phải được tính toán kỹ. Và bài học thất bại của Dự án đánh bắt xa bờ năm 1997 vẫn còn nguyên giá trị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đóng mới tàu cá vỏ thép: Ngư dân mong muốn gì?
Đóng mới tàu cá vỏ thép: Ngư dân mong muốn gì?

VOV.VN -Ngoài nhu cầu hoán đổi cao, nhiều ngư dân cũng đề xuất điều chỉnh lãi suất và thời gian vay vốn cho việc đóng tàu.

Đóng mới tàu cá vỏ thép: Ngư dân mong muốn gì?

Đóng mới tàu cá vỏ thép: Ngư dân mong muốn gì?

VOV.VN -Ngoài nhu cầu hoán đổi cao, nhiều ngư dân cũng đề xuất điều chỉnh lãi suất và thời gian vay vốn cho việc đóng tàu.

Nhật Bản đầu tư thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam
Nhật Bản đầu tư thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam

Phía Nhật Bản đặt mục tiêu từ 2015, mỗi năm đội tàu này sẽ xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản đầu tư thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam

Nhật Bản đầu tư thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam

Phía Nhật Bản đặt mục tiêu từ 2015, mỗi năm đội tàu này sẽ xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản.

Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam
Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam

Giám đốc dự án phát triển ngành khai thác cá ngừ VN bền vững của Công ty Yanmar khẳng định, ngư dân Việt sẽ có thu nhập cao nếu khai thác theo công nghệ Nhật. 

Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam

Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam

Giám đốc dự án phát triển ngành khai thác cá ngừ VN bền vững của Công ty Yanmar khẳng định, ngư dân Việt sẽ có thu nhập cao nếu khai thác theo công nghệ Nhật. 

Tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu tăng, giá hải sản giảm
Tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu tăng, giá hải sản giảm

VOV.VN - Chi phí đầu vào tăng cộng với giá hải sản giảm khiến nhiều chuyến ra khơi của ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rơi vào tỉnh trạng lỗ nặng.

Tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu tăng, giá hải sản giảm

Tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu tăng, giá hải sản giảm

VOV.VN - Chi phí đầu vào tăng cộng với giá hải sản giảm khiến nhiều chuyến ra khơi của ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rơi vào tỉnh trạng lỗ nặng.