Đột phá để phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế nhận định, cần đổi mới tư duy, hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động để hội nhập.

Các đại biểu tại Diễn đàn khoa học “Kinh tế Việt Nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 4/9 tại Hà Nội nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,  hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.

Nhiều đại biểu cho rằng, cần phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.

Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế của nền kinh tế trong thời gian qua, Diễn đàn tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề về thể chế, tư duy mới cho phát triển kinh tế; nhóm vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Diễn đàn khoa học kinh tế Việt Nam được tổ chức sáng 4/9 tại Hà Nội.

Theo nhiều diễn giả, mô hình tăng trưởng kinh tế những năm tới của nước ta được khuyến nghị nên là mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó tăng trưởng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo; được thực hiện trên nền tảng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định, về đối ngoại để hội nhập sâu và hiệu quả hơn phải quyết tâm gia TPP dù có bị sức ép về doanh nghiệp Nhà nước và công đoàn độc lập thì cũng phải tìm cách để vượt qua.

Theo vị tiến sĩ này, nhiều nước khác còn vướng mắc vấn đề lớn hơn cả Việt Nam. Vấn đề quan trọng là phải chấm dứt tình trạng hăng hái hội nhập nhưng chuẩn bị và thực thi cam kết kém.

Các ý kiến cũng chỉ rõ, trong giai đoạn 2016-2020, chúng ta cần xác định ưu tiên cho mục tiêu gì để phân bổ nguồn lực và vai trò của các chủ thể kinh tế sẽ như thế nào để triển khai mô hình tăng trưởng kinh tế.

PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam phân tích: “Chúng ta cần có một chiến lược doanh nghiệp mới. Theo đó, chương trình phát triển doanh nghiệp Việt Nam phải rõ ràng, có tầm nhìn, phù hợp với nguyên lý thị trường.”

Bên cạnh đó, theo TS. Thiên, chiến lược cũng phải khẳng định doanh nghiệp là lực lượng phát triển chủ đạo, trong đó doanh nghiệp tư nhân là một lực lượng chính và trong các doanh nghiệp tư nhân đó thì các Tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh là trục chính.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu cũng đã trao đổi cụ thể về các vấn đề có tính chất đột phá, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tư duy phát triển kinh tế; những giải pháp trọng tâm, đột phá  trong cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế thị trường phải đảm bảo quyền sở hữu và thúc đẩy cạnh tranh
Kinh tế thị trường phải đảm bảo quyền sở hữu và thúc đẩy cạnh tranh

VOV.VN - Để xây dựng nền kinh tế thị trường bền vững cần có sự thượng tôn pháp luật, dân sự được mở rộng…

Kinh tế thị trường phải đảm bảo quyền sở hữu và thúc đẩy cạnh tranh

Kinh tế thị trường phải đảm bảo quyền sở hữu và thúc đẩy cạnh tranh

VOV.VN - Để xây dựng nền kinh tế thị trường bền vững cần có sự thượng tôn pháp luật, dân sự được mở rộng…

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh khi phúc lợi xã hội ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng tăng thì nền kinh tế thị trường càng phải làm đúng.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh khi phúc lợi xã hội ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng tăng thì nền kinh tế thị trường càng phải làm đúng.

Kinh tế thị trường sao còn trông chờ nhà nước bình ổn giá?
Kinh tế thị trường sao còn trông chờ nhà nước bình ổn giá?

VOV.VN - Nhiệm vụ quan trọng của một Nhà nước có nền kinh tế thị trường là thúc đẩy và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là "bình ổn giá"

Kinh tế thị trường sao còn trông chờ nhà nước bình ổn giá?

Kinh tế thị trường sao còn trông chờ nhà nước bình ổn giá?

VOV.VN - Nhiệm vụ quan trọng của một Nhà nước có nền kinh tế thị trường là thúc đẩy và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là "bình ổn giá"

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường

VOV.VN - Cùng với đó là các nguyên tắc cơ bản của thị trường mà Việt Nam làm chưa tốt, nhất là các yếu tố liên quan đến công khai, minh bạch, giá cả và phân bổ nguồn lực…

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường

VOV.VN - Cùng với đó là các nguyên tắc cơ bản của thị trường mà Việt Nam làm chưa tốt, nhất là các yếu tố liên quan đến công khai, minh bạch, giá cả và phân bổ nguồn lực…