Nga đối mặt phép thử lớn khi lệnh cấm vận dầu mỏ của EU sắp có hiệu lực

VOV.VN - Nga sẽ phải tăng cường tìm kiếm các khách hàng mới nếu không muốn sản lượng bị sụt giảm trong những tháng tới khi lệnh cấm vận dầu mỏ của EU có hiệu lực.

Sản xuất dầu mỏ của Nga đã tăng trở lại trong 3 tháng qua khi nhu cầu trong nước và nhu cầu từ các khách hàng châu Á tăng lên. Tuy nhiên, lệnh cấm của EU với dầu thô Nga sắp có hiệu lực, cũng như tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ là cú đánh vào các nhà sản xuất của quốc gia này.

"Các công ty dầu mỏ Nga đang có một mùa hè tươi đẹp khi nhu cầu trong nước tăng cao và việc thiếu vắng các lệnh trừng phạt của EU đã cho phép Nga tiếp tục tăng cường sản xuất. Nhưng trong tương lai gần, điều này sẽ thay đổi", Viktor Katona, nhà phân tích thuộc công ty dữ liệu Kpler cho hay.

Sản lượng dầu thô Nga đã đạt được mức cao khoảng 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Số lượng này sẽ rơi vào khoảng 10,5 triệu thùng/ngày khi lệnh cấm của EU có hiệu lực vào tháng 12, nhà phân tích Katona cho hay. Các nhà phân tích của Rystad Energy AS thì dự đoán Nga sẽ sản xuất được khoảng 10,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán Moscow sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2023.

Bộ Năng lượng Nga vẫn chưa bình luận về việc sản xuất trong tương lai khi những lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực.

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, áp dụng với nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển và hầu hết nguồn cung qua các đường ống từ 5/12, dự kiến sẽ loại bỏ khoảng 1,3 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường châu Âu, IEA ước tính. Cũng theo IEA, lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ sau ngày 5/2/2023 có thể sẽ loại bỏ thêm 1 triệu thùng/ngày nữa khỏi thị trường châu Âu.

Nhiều khách hàng truyền thống đang từ chối mua dầu mỏ Nga khiến cho Moscow phải tìm kiếm các khách hàng ở châu Á bằng cách giảm giá sâu. Năm nay, Nga đã tăng vận chuyển dầu thô bằng đường biển tới khu vực này thêm 800.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, Nga không thể dựa vào châu Á để tiêu thụ tất cả số lượng dầu còn dư khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, các nhà phân tích thuộc Kpler, Rystad và BCS Global Markets có trụ sở tại Moscow đánh giá.

Số lượng sụt giảm dầu mỏ của Nga bằng với lượng xuất khẩu dầu mỏ bằng đường biển qua châu Âu là kịch bản tồi tệ nhất mà Moscow phải đối mặt, Sergei Vakulenko, một chuyên gia độc lập với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành dầu mỏ Nga cho hay. Dù vậy, ông cho rằng sản lượng của Nga sẽ không thay đổi cho tới cuối năm.

Ông Kirill Bakhtin, nhà phân tích dầu mỏ và khí đốt cấp cao tại Sinara Bank cũng có cùng quan điểm khi cho rằng: "Chúng tôi dự đoán sản xuất hydrocarbon lỏng ở khoảng 10,8 triệu thùng/ngày cho tới tháng 2/2023" nhờ những nỗ lực dịch chuyển từ châu Âu sang châu Á./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực trừng phạt Nga
Châu Âu đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực trừng phạt Nga

VOV.VN - Mặc dù tiềm lực kinh tế của phương Tây mạnh hơn Nga nhưng chỉ riêng tiền bạc không thể giải quyết được vấn đề năng lượng mà châu Âu đang đối mặt, giữa bối cảnh mùa đông đang đến gần.

Châu Âu đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực trừng phạt Nga

Châu Âu đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực trừng phạt Nga

VOV.VN - Mặc dù tiềm lực kinh tế của phương Tây mạnh hơn Nga nhưng chỉ riêng tiền bạc không thể giải quyết được vấn đề năng lượng mà châu Âu đang đối mặt, giữa bối cảnh mùa đông đang đến gần.

Quay cuồng trong khủng hoảng, châu Âu còn đủ sức kề vai sát cánh cùng Mỹ?
Quay cuồng trong khủng hoảng, châu Âu còn đủ sức kề vai sát cánh cùng Mỹ?

VOV.VN - Mỹ đang dựa vào châu Âu để đối phó với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine nhưng có những lý do cho thấy sự ủng hộ của EU có lẽ sẽ không kéo dài mãi mãi.

Quay cuồng trong khủng hoảng, châu Âu còn đủ sức kề vai sát cánh cùng Mỹ?

Quay cuồng trong khủng hoảng, châu Âu còn đủ sức kề vai sát cánh cùng Mỹ?

VOV.VN - Mỹ đang dựa vào châu Âu để đối phó với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine nhưng có những lý do cho thấy sự ủng hộ của EU có lẽ sẽ không kéo dài mãi mãi.

Vì sao Mỹ không thể là “vị cứu tinh” của châu Âu trong khủng hoảng năng lượng?
Vì sao Mỹ không thể là “vị cứu tinh” của châu Âu trong khủng hoảng năng lượng?

VOV.VN - Nhu cầu năng lượng của châu Âu đã thúc đẩy ngành công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ phát triển mạnh mẽ, nhưng công suất của nước này không đủ để đáp ứng và LNG đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khí hậu.

Vì sao Mỹ không thể là “vị cứu tinh” của châu Âu trong khủng hoảng năng lượng?

Vì sao Mỹ không thể là “vị cứu tinh” của châu Âu trong khủng hoảng năng lượng?

VOV.VN - Nhu cầu năng lượng của châu Âu đã thúc đẩy ngành công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ phát triển mạnh mẽ, nhưng công suất của nước này không đủ để đáp ứng và LNG đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khí hậu.

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt
Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

VOV.VN - Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

VOV.VN - Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.

Châu Âu đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có
Châu Âu đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có

VOV.VN - Nền kinh tế châu Âu, chiếm gần 1/5 GDP thế giới, hiện đang đối mặt với phép thử khó khăn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cách đây hơn 2 năm.

Châu Âu đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có

Châu Âu đang đối mặt với hàng loạt thách thức chưa từng có

VOV.VN - Nền kinh tế châu Âu, chiếm gần 1/5 GDP thế giới, hiện đang đối mặt với phép thử khó khăn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cách đây hơn 2 năm.